Bình Định: Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát và giám sát phản biện xã hội
15:22 - 22/06/2017
(KNTC)  Thời gian qua các cấp Hội Nông dân tỉnh Bình Định đã tổ chức 1.823 cuộc kiểm tra. Trong đó cấp tỉnh tổ chức 74 cuộc kiểm tra ở tất cả các huyện, thị, thành Hội và một số cơ sở Hội; cấp huyện kiểm tra 316 cuộc; cấp cơ sở kiểm tra 1.823 cuộc. Nội dung kiểm tra chủ yếu về tình hình thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu công tác Hội và phong trào nông dân; chương trình phối hợp với các sở, ban, ngành; xây dựng quỹ Hội; quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ nông dân và các nguồn vốn vay ủy thác qua tổ chức Hội Nông dân ở cơ sở.

Ảnh minh họa
Ban Kiểm tra Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức 8 cuộc kiểm tra toàn diện về các mặt hoạt động của Hội ở 8 huyện, thị, thành Hội và 8 cơ sở Hội theo Kế hoạch kiểm tra của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh. Tập trung đi sâu kiểm tra việc chấp hành Điều lệ, nghị quyết của Hội; nghiệp vụ công tác Hội; việc tổ chức sinh hoạt và các hoạt động của chi hội; kiểm tra việc xây dựng, quản lý, sử dụng Quỹ hội ở cấp huyện và cấp xã.
Trong năm 2016, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/HNDT ngày 12/02/2011 của BCH Hội Nông dân tỉnh (khóa XIV) về “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Hội” để đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết, rút kinh nghiệm, đề ra nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hiệu quả hơn.
Cùng với việc kiểm tra định kỳ theo kế hoạch, các Ban chuyên môn của tỉnh Hội, các huyện, thị, thành Hội đã tổ chức kiểm tra theo chuyên đề, đột xuất trên một số lĩnh vực như: Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Bình Định tổ chức kiểm tra 11/11 huyện, thị xã, thành phố và các Tổ TK&VV trong toàn tỉnh, tập trung những nơi có nợ quá hạn cao, công tác cho vay còn bất cập; Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân ở các cấp, nhằm giúp cho cơ sở quản lý, điều hành Quỹ ngày càng chặt chẽ hơn, kịp thời sửa chữa những sai sót, tránh tình trạng người vay sử dụng vốn không đúng mục đích. Từ đó rút kinh nghiệm, kịp thời đôn đốc nhắc nhở các cấp Hội trong tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
Về phát hiện, xử lý vi phạm qua công tác kiểm tra, giám sát của Hội năm 2016 không có trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm Điều lệ Hội và chính sách pháp luật của Nhà nước phải xử lý, thi hành kỷ luật.
Thông qua công tác kiểm tra đã giúp Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội Nông dân các cấp kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của Hội, các phong trào nông dân và tâm tư nguyện vọng của hội viên nông dân để chỉ đạo sát thực tế. Đồng thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền có những chủ trương sát đúng, hợp lòng dân.
Tiếp tục thực hiện Chương trình phối hợp số 13-CTPH/HNDT-MTTQT-SNN&PTNT-SCT ngày 25/4/2015 giữa Hội Nông dân tỉnh, Uỷ ban Mặt trận TQVN tỉnh, Sở Công Thương tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giai đoạn 2015-2020. Triển khai thực hiện Kế hoạch số 103-KH/HNDTW ngày 31/12/2016 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về thực hiện công tác giám sát và phản biện xã hội năm 2016, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 147-KH/HNDT ngày 07/3/2016 về thực hiện công tác giám sát và phản biện xã hội năm 2016 theo Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 190 - KH/HNDT ngày 16/9/2016 về giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dung vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2016. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thị, thành Hội và cơ sở Hội chủ động triển khai thực hiện; đồng thời phối hợp với Mặt trận TQVN tỉnh, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật, tập huấn nghiệp vụ, phối hợp giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp ở một số địa phương trong tỉnh.
Trong năm 2016, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương tỉnh tổ chức 3 lớp tập huấn cho 240 cán bộ Hội là chủ tịch, Phó chủ tịch Hội cơ sở và Chi hội trưởng nông dân tại các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ và Tuy Phước. Nội dung tập huấn: Phổ biến các Quy định của pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp (do ngành Nông nghiệp quản lý); các quy định về chống hàng giả, hàng kém chất lượng (do ngành công thương quản lý); trang bị những kiến thức cơ bản về phương pháp giám sát; phương pháp nhận biết sản phẩm vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng; phương pháp sử dụng vật tư nông nghiệp hiệu quả, an toàn…, để cán bộ, hội viên nông dân tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn.
Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã quyết định thành lập Đoàn Giám sát liên ngành gồm đại diện lãnh đạo và chuyên viên Hội Nông dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương tỉnh và lãnh đạo Hội Nông dân tại địa bàn giám sát (QĐ số 411-QĐ/HNDT ngày 04/10/2016) và chủ trì tổ chức đi giám sát 2 cơ sở kinh doanh phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật, 2 cơ sở sản xuất rau an toàn tại 2 huyện: Hoài Nhơn và Tuy Phước. Qua kết quả giám sát, khảo sát trực tiếp tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thấy các cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc BVTV đã thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về đăng ký kinh doanh mua bán phân bón, thuốc BVTV; tại các cơ sở sản xuất rau an toàn, người trực tiếp sản xuất đã có ý thức tự bảo vệ sức khỏe cho mình và cho người tiêu dùng bằng việc sử dụng thuốc BVTV trong danh mục cho phép, ít độc hại đến sức khỏe con người. Các ngành chức năng của 2 huyện Hoài Nhơn và Tuy Phước đã thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, góp phần ổn định và nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp; đảm bảo an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái.  Cấp ủy, chính quyền địa phương nơi có các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, cơ sở sản xuất rau được giám sát đã tích cực phối hợp và tạo điều kiện để Đoàn giám sát hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hội Nông dân tỉnh đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo Đề án 61 của tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định 673-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 2 huyện Hoài Ân và Tuy Phước; cử cán bộ tham gia 5 đoàn giám sát liên ngành do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức. Cùng với việc tập huấn, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tập trung tuyên truyền, phổ biến mục đích, trách nhiệm của cán bộ, hội viên, nông dân trong công tác giám sát và phản biện xã hội, trọng tâm là giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và chất xử lý môi trường dùng trong chăn nuôi. Qua công tác giám sát cũng đã giúp cho hội viên nông dân sử dụng đúng, hiệu quả các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp.
Duy Đức
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp