Bình Thuận: Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát năm 2016
09:37 - 23/03/2017
Năm 2016,  cấp Hội đã thực hiện được 728 cuộc kiểm tra, giám sát, trong đó: Tỉnh Hội thực hiện 79 cuộc, các huyện, thị, thành Hội tổ chức được 153 cuộc và cấp cơ sở là 496 cuộc.
(Ảnh minh họa, nguồn Internet)

Qua kiểm tra, các cấp Hội đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện tốt các Nghị quyết, Chỉ thị, các quy định, hướng dẫn của cấp trên, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác Hội như: thực hiện Quyết định giao chỉ tiêu thi đua năm 2016 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc giao nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 đối với Hội Nông dân tỉnh và Nghị quyết Hội nghị BCH Hội Nông dân tỉnh; Các Quy định, Hướng dẫn của Trung ương Hội, của Tỉnh ủy về thực hiện “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”. Các cấp Hội tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị; Nghị định số 59/2013/NĐ-CP, ngày 17/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 78/2013/NĐ-CP, ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập…



Kiểm tra hoạt động tài chính của Hội, kế hoạch thu, chi Quỹ Hội và Hội phí theo đúng quy định; kiểm tra việc điều hành, quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân và việc phối hợp thực hiện cho vay vốn đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội  tại các huyện, thị. Kết quả trong năm, 100% cơ sở Hội thu Hội phí, tỷ lệ hội viên đóng đạt 100%. Công tác kiểm tra, giám sát các nguồn vốn vay do Hội tín chấp, hướng dẫn các cấp Hội ghi chép sổ sách, theo dõi, xử lý các trường hợp nợ đọng và phát hiện các mô hình vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả để làm điểm nhân rộng.




Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức giám sát theo Quyết định 217 của Bộ Chính trị về việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 2941-KH/UBND, ngày 03/8/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 673-QĐ/TTg, ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam tham gia thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 – 2020  Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Công Thương. Qua các đợt giám sát, đã giải quyết nhiều vấn đề còn vướng mắc trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước có liên quan đến hội viên, nông dân đã được giải quyết kịp thời, thực hiện đảm bảo dân chủ cơ sở để tạo sự đồng thuận cao trong hội viên, nông dân. Song song với việc triển khai các hoạt động giám sát, Hội Nông dân tỉnh tiến hành phản biện xã hội theo quy định, tập trung vào việc góp ý các dự thảo luật; các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và góp ý vào các dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là các dự thảo văn bản liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.



 Năm 2016, các cấp Hội đã tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật 1.969 cuộc với 115.313 lượt cán bộ, hội viên, nông dân tham dự; phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh (Sở Tư Pháp) triển khai tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động 14 đợt/591 người dự; tổ chức mở 4 lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số về các văn bản pháp luật mới cho 280 hội viên, nông; 5 lớp tập huấn “Giáo dục 05 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt” cho 350 cán bộ, hội viên, nông dân; 11 lớp/928 hội viên, nông dân về an toàn giao thông, môi trường, phòng chống tội phạm, ma túy, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống bạo lực gia đình…




 Thành lập mới 02 Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” tại huyện Tánh Linh, nâng tổng số lên 36 Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” đi vào hoạt động ngày càng mang lại hiệu quả. Qua hoạt động của câu lạc bộ, nông dân đã được cung cấp, tiếp cận các kiến thức pháp luật cơ bản, liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ, đến đời sống, sản xuất của hội viên, nông dân thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, đa dạng và phù hợp góp phần nâng cao nhận thức pháp luật tạo chuyển biến thành hành vi thực hiện và chấp hành pháp luật của cán bộ, hội viên, nông dân, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự ở địa phương.




Tỉnh Hội chú trọng triển khai,thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phối hợp giữa các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp với các cấp Hội NDVN trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân. Năm 2016 đã tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của nông dân gửi đến bằng đường bưu điện có 02 trường hợp về đất đai. Qua xem xét đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội Nông dân tỉnh, đã có văn bản trả lời, đồng thời chuyển cấp có thẩm quyền giải quyết; các cấp Hội Nông dân phối hợp tham gia tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, đã hòa giải thành 206/316 vụ tranh chấp đất đai, mâu thuẫn nội bộ, hôn nhân gia đình, dân sự, công tác đền bù giải phóng mặt bằng và các tranh chấp khác; phối hợp tham gia giải quyết đối với các vụ khiếu kiện đông người tại trụ sở làm việc của UBND tỉnh, Ban tiếp công dân, Hội Nông dân tỉnh đã cử cán bộ, lãnh đạo cùng tham gia các sở, ngành, các địa phương có liên quan để vận động giải tán.




Có thể nói, Hội Nông dân các cấp luôn chú trọng công tác kiểm tra giám sát, hàng năm đều có xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch kiểm tra, giám sát đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và trách nhiệm của các cấp Hội về công tác kiểm tra, giám sát của Hội; kết thúc đợt kiểm tra, Ban Kiểm tra các cấp Hội tham mưu Ban Thường vụ thông báo kết quả kiểm tra kịp thời nhằm nhắc nhở, uốn nắn những hạn chế sai sót, đồng thời thực hiện tốt quy chế dân chủ tạo sự đồng thuận cao trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Minh Doanh
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp