|
Nhân dân thôn Tân Thành, xã Thạch Bình, huyện Nho Quan, Ninh Bình tham dự Hội nghị lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi cư trú đối với những người ứng cử đại biểu HĐND các cấp (Ảnh: PTTH Ninh Bình) |
Ban Kiểm tra Hội Nông dân tỉnh đã tham mưu cho Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức 08 cuộc kiểm tra đối với HND các huyện, thành phố; 16 cuộc kiểm tra các cơ sở Hội, 32 cuộc kiểm tra các chi Hội về việc thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân năm 2016; tổ chức 03 cuộc kiểm tra dối với 176 đơn vị (huyện, xã, tổ vay vốn) theo chuyên đề về việc xây dựng, quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân, chương trình ủy thác vốn vay với ngân hàng CSXH và tổ liên kết vay vốn ngân hàng nông nghiệp.
Đối tượng kiểm tra là Ban Thường vụ Hội Nông dân các huyện, thành phố, các cơ sở Hội, BCH chi Hội và Ban quản lý các tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ liên kết vay vốn.
Ngoài ra, căn cứ vào chương trình, nhiệm vụ công tác Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo các ban chuyên môn thuộc cơ quan Hội Nông dân tỉnh thường xuyên tổ chức kiểm tra Hội Nông dân cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn như công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân, các chương trình dự án, các mô hình kinh tế, việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu thi đua của năm 2016.
Cấp huyện, thành Hội đã tổ chức kiểm tra 143/143 cơ sở Hội và 429 chi Hội về thực hiện nhiệm công tác Hội và phong trào nông dân năm 2016, đồng thời đã tổ chức được 16 cuộc đối với 715 đơn vị (xã, tổ vay vốn) theo chuyên đề về việc xây dựng, quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân, chương trình ủy thác vốn vay với ngân hàng CSXH và tổ liên kết vay vốn ngân hàng nông nghiệp.
Cấp cơ sở tổ chức được 1.608 cuộc kiểm tra các chi Hội về việc thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân năm 2016, 286 cuộc đối với 797 đơn vị (tổ vay vốn) theo chuyên đề về việc xây dựng, quản lý quỹ Hỗ trợ nông dân, chương trình ủy thác vốn vay với ngân hàng CSXH và tổ liên kết vay vốn ngân hàng nông nghiệp.
Qua kiểm tra cho thấy các cấp Hội trong toàn tỉnh đã triển khai toàn diện chương trình, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân năm 2016, trên cơ sở các chỉ tiêu thi đua năm 2016 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giao cho Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình, căn cứ các chỉ tiêu giao các cấp Hội đã cụ thể hóa chỉ tiêu thi đua để giao cho cấp dưới, đồng thời tổ chức phát động và ký giao ước thi đua ngay từ đầu năm.
Kết quả đến cuối năm 2016 các chỉ tiêu thi đua đa số đều đạt và vượt so với chỉ tiêu giao. Bên cạnh công tác kiểm tra của Hội; việc giám sát theo chức năng, nhiệm vụ, các cấp Hội thực hiện giám sát hằng năm như: Giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở cơ quan; giám sát thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát vật tư nông nghiệp, giám sát sử dụng Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp đối Hội Nông dân các huyện, thành phố.
Cán bộ Hội ở cơ sở đã tham gia vào Ban giám sát cộng đồng để tham gia giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn khu dân cư ở các thôn xóm, tổ dân phố, cán bộ chi hội đại diện cộng đồng dân cư tham gia giám sát các công trình xây theo chương trình xây dựng nông thôn mới.
Thông qua kiểm tra, giám sát các cấp Hội tập trung tuyên truyền để nông dân nắm chắc những việc người dân được biết, được bàn, được giám sát kiểm tra, được tham gia tự quản.
Qua đó, vận động hội viên nông dân phát huy quyền làm chủ, tham gia bàn bạc, đóng góp, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Sau khi thực hiện công tác giám sát Hội Nông dân các cấp đã tích cực, chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, từ đó nâng cao nhận thức pháp luật cho hội viên nông dân giúp nông dân hiểu và tuân thủ pháp luật tốt hơn, đồng thời có đầy đủ kiến thức về pháp luật để tham gia giám sát và phản biện xã hội.
Đặc biệt trong năm các cấp Hội đã chú trọng tuyên truyền vận động và hỗ trợ nông dân phát triển các mô hình kinh tế giảm nghèo bền vững, vai trò của Hội trong việc tham gia thực hiện và giám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thể hiện rõ nét được cấp ủy, chính quyền ghi nhận.
Cùng với việc triển khai các hoạt động giám sát, Hội Nông dân các cấp đã tham gia phản biện đối với việc xây dựng các đề án về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bằng nhiều hình thức khác nhau như tham gia công tác phản biện trực tiếp tại hội nghị đối thoại, phản biện gián tiếp qua hòm thư, tổ chức các buổi tọa đàm để tham gia góp ý trên các lĩnh vực, thực hiện tốt công tác tiếp công dân, tiếp xúc cử tri, đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo cấp ủy đảng, chính quyền với nhân dân.
Kết quả Hội Nông dân tỉnh tổ chức 07 buổi đối thoại trực tiếp với 1.700 cán bộ, hội viên nông dân, có 143 ý kiến về việc thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến nông dân như chính sách BHXH tự nguyện, BHYT tự đóng, xây dựng nông thôn mới, công tác dồn điền đổi thửa và công tác xây dựng tổ chức Hội....
Về góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền (theo QĐ 218), Hội Nông dân các cấp đã có ý kiến góp ý vào các văn bản như: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, góp ý văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, văn kiện Đại hội Đảng các cấp, góp ý tham gia xây dựng đảng, xây dựng chính quyền.
Thực hiện Quyết định 81/2014/QĐ– TTg của Thủ tướng Chính phủ, năm 2016 đồng chí Trưởng ban Tổ chức - Kiểm tra tham gia 45 ngày tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân của tỉnh, tham gia góp ý kiến tư vấn, hướng dẫn 72 lượt nông dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo, đúng quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo và quy chế tiếp công dân của tỉnh.
Đồng thời nắm bắt tình hình khiếu nại của nông dân phường Nam Sơn thành phố Tam Điệp, nông dân xã Gia Hòa huyện Gia Viễn, tham mưu cho Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tăng cường chỉ đạo Hội Nông dân các cấp tích cực tuyên truyền, vận động hội viên nông dân chấp hành nghiêm Luật khiếu nại, Luật tố cáo, không tham gia khiếu kiện đông người, vượt cấp.
Năm 2016 Hội Nông dân các cấp tổ chức 218 cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật cho hơn 121.482 nông dân, tổ chức 15 buổi giao lưu“
Nông dân với ngày hội non sông”, 06 lớp tập huấn lồng ghép với phổ biến pháp luật cho 600 người.
Các cấp Hội đã tiếp 15 lượt công dân đến gửi đơn khiếu nại, tố cáo và đã chuyển đơn của công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tham gia hòa giải thành 215 vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ nông dân, phối hợp tham gia giải quyết 27 đơn thư khiếu nại, tố cáo, đề nghị, của hội viên nông dân, tổ chức 75 buổi tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho 1.856 hội viên nông dân.
Hội Nông dân các cấp đã tích cực, chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật từ đó nâng cao nhận thức pháp luật cho hội viên nông dân giúp nông dân hiểu và tuân thủ pháp luật tốt hơn đồng thời có kiến thức để tham gia giám sát và phản biện xã hội. Các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở đã chủ động và phối hợp với ngành Tư pháp và các ngành liên quan tổ chức 1.175 buổi cho 101.599 lượt cán bộ, hội viên tham gia học tập pháp luật.
Trong năm Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức 04 lớp tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 590 đồng chí cán bộ Hội và tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở, trực tiếp tổ chức 28 cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật cho 2.690 hội viên nông dân; đã cấp phát 1.220 cuốn tài liệu tuyên truyền pháp luật cho các câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”, 8.500 cuốn Bản tin Nông dân Ninh Bình trong đó có chuyên mục phổ biến pháp luật cho các cơ sở và 100% chi Hội; các cơ sở Hội đã xây dựng 136 tủ sách pháp luật.
Đến nay đội ngũ báo cáo viên pháp luật của Hội Nông dân toàn tỉnh ổn định với tổng số 10 người trong đó cấp tỉnh 02 người, cấp huyện, thành, 08 người. Ở cấp cơ sở xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật gồm 11.440 người là những thành viên câu lạc bộ “
Nông dân với pháp luật”. Năm 2016 toàn tỉnh có 143 Câu lạc bộ
“Nông dân với pháp luật” các câu lạc bộ đã tổ chức 145 buổi sinh hoạt.
Có thể thấy, các cấp Hội đã tập trung tuyên truyền để nông dân nắm chắc những việc người dân được biết, được bàn, được giám sát kiểm tra, được tham gia tự quản. Vận động hội viên nông dân phát huy quyền làm chủ, tham gia bàn bạc, đóng góp, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.