Thực hiện công tác kiểm tra năm 2009, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thành, thị xây dựng kế hoạch và chủ động thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác Hội và phong trào nông dân trên địa bàn.
Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn trong năm đã kiểm tra định kỳ 6 tháng, 1 năm đến 11 huyện, thành Hội và 11 cơ sở trong tỉnh với nội dung về công tác Hội và tình hình thực hiện các phong trào của Hội. Phối hợp với ngành nông nghiệp, Ngân hàng chính sách xã hội…kiểm tra tình hình phát triển sản xuất, vốn vay uỷ thác với Ngân hàng chính sách xã hội, việc sử dụng đồng vốn đến 6/11 đơn vị huyện, thành phố, cơ sở; các đơn vị còn lại tự kiểm tra báo cáo tỉnh Hội. Kết quả kiểm tra các hộ được vay vốn sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Các huyện, thành phố thực hiện kiểm tra đến 256 cơ sở Hội và các chi, tổ Hội…Qua kiểm tra đã kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, hội viên nông dân cơ sở, nghe phản ánh những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở Hội. Từ đó, chủ động tham mưu cho cấp uỷ, phối hợp với chính quyền các cấp uốn nắn những lệch lạc, tháo gỡ vướng mắc, tạo niềm tin với tổ chức Hội.
Thực hiện Chỉ thị 26/TTg, năm 2009, HND tỉnh đã chỉ đạo HND các huyện, thành, thị kiện toàn Ban chỉ đạo 26, đến nay đã có 5/11 đơn vị kiện toàn xong. Ban chỉ đạo 26 tỉnh đã tổ chức 1 lớp tập huấn với 200 cán bộ Hội cơ sở, chi Hội trưởng, tổ trưởng tổ hoà giải thôn, bản, với nội dung về kỹ năng tuyên truyền giáo dục PL, tiếp hội viên nông dân, tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân, hoà giải ở cơ sở, thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở…HND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết Đại hội V HNDVN. Phối hợp với ngành Tư pháp tuyên truyền pháp luật cho 47.410 lượt hội viên nông dân. Hàng năm, Tỉnh Hội phát hành hàng trăm cuốn Sổ tay phổ biến giáo dục pháp luật, phối hợp ngành Tư pháp phát hàng ngàn tờ gấp, tờ rơi tuyên truyền PL; duy trì sinh hoạt CLBNDVPL xã Yên Trạch; xây dựng mô hình điểm, thành lập CLBNDVPL tại xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tạo điều kiện cho nông dân tìm hiểu PL.
Phối hợp với Trung tâm TGPL của tỉnh, Phòng Tư pháp huyện, thành phố đã thực hiện trợ giúp pháp lý được 517 lượt hội viên, nông dân, đối tượng chính sách, hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa; xây dựng 115 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, cung cấp cho cán bộ cơ sở 200 cuốn sách PL. Thực hiện quy chế phối hợp tiếp công dân của UBND tỉnh tại Quyết định 09/2008/QĐ-UBND ngày 25/4/2008, hàng tháng lãnh đạo HND tỉnh tham gia tiếp dân theo định kỳ (tháng 2 lần), tiếp nhận đơn thư, nghe phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nông dân. Giải quyết và hướng dẫn người đến phản ánh, kiến nghị thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trước pháp luật, thực hiện nghiêm túc Luật Khiếu nại tố cáo. Kết quả trong năm đã tiếp 107 lượt dân đến kiến nghị, khiếu nại, phản ánh.
Phối hợp ngành Tư pháp tham gia duy trì hoạt động của Ban hoà giải xã, phường, thị trấn, các tổ hoà giải thôn, bản, hiện toàn tỉnh có 2.324 tổ hoà giải/2.322 thôn, bản, khối phố có tổ hoà giải, mỗi tổ có 5 – 7 thành viên. Trong năm, Hội Nông dân cơ sở đã tham gia hoà giải thành 293 vụ việc, chủ yếu là tranh chấp đất đai, đồi rừng, mâu thuẫn gia đình, gây rối trật tự công cộng, góp phần giữ vững an ninh trật tự nông thôn. Tham gia cùng chính quyền thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ cơ sở, xây dựng hương ước, quy ước, hiện có 2.263/2.312 thôn, bản, khối phố có quy ước, hương ước. Các cấp Hội xây dựng quy chế hoạt động của đơn vị mình, điển hình Hội Nông dân huyện Cao Lộc xây dựng quy chế làm việc, phối hợp đến cấp Hội cơ sở đạt hiệu quả.
Phương Anh