Kết quả công tác kiểm tra năm 2009 của Hội ND Hải Dương
14:55 - 07/12/2009
Năm 2009, các cấp Hội Nông dân ở Hải Dương đã củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra gồm 851 cán bộ. Tổ chức 14 lớp tập huấn cho 818 cán bộ về công tác kiểm tra, đặc biệt chú trọng tập huấn về nghiệp vụ thực hiện Chỉ thị 26/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng chương trình kiểm tra và triển khai tới các huyện, thành Hội. 12/12 huyện, thành Hội đều xây dựng chương trình kiểm tra trong năm tới các cơ sở hội, chi, tổ hội. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc: triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội V Hội Nông dân Việt Nam; Nghị quyết Đại hội VII Hội Nông dân Tỉnh; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;  kiểm tra thực hiện Điều lệ Hội, hoạt động tài chính của Hội (86 cơ sở và 38 chi hội); kiểm tra việc thực hiện các chương trình, chỉ tiêu công tác hội và phong trào nông dân năm 2009 (12/12 huyện, thành phố; 65 cơ sở và 81 chi hội); việc kết nạp hội viên mới, xây dựng quản lý quỹ Hội (39 cơ sở và 76 chi hội). Các cuộc kiểm tra đều được tiến hành theo đúng trình tự: xây dựng kế hoạch, xác định nội dung và thời gian kiểm tra cụ thể; mời đại diện lãnh đạo cấp uỷ cùng dự; thiết lập biên bản kiểm tra; thông báo đánh giá kết quả sau khi kết thúc kiểm tra.

Ngoài thực hiện kiểm tra theo chương trình, hàng tháng cán bộ phong trào cơ quan Hội Nông dân tỉnh cùng cán bộ các huyện, thành Hội đi nghe, nắm tình hình từ 2 đến 3 cơ sở, đó là một hình thức kiểm tra trực tiếp có hiệu quả; giúp cho cơ sở Hội và đội ngũ cán bộ cơ sở về phương pháp công tác, về tổ chức thực hiện các hoạt động của Hội phù hợp với từng địa phương cơ sở, đồng thời uốn nắn, nhắc nhở những khuyết điểm tồn tại để cơ sở kịp thời sửa chữa khắc phục.

Năm 2009 qua kiểm tra và tổng hợp báo cáo cho thấy: các cấp Hội và hội viên nông dân thực hiện nghiêm túc Điều lệ, các Chỉ thị, Nghị quyết của Hội; không có tình trạng cán bộ, hội viên nông dân và tổ chức Hội vi phạm. Việc sinh hoạt Ban Chấp hành, sinh hoạt chi, tổ Hội có nề nếp; công tác phát triển hội viên mới, nâng cao chất lượng hội viên được các cấp Hội quan tâm.

Qua kiểm tra việc tổ chức thực hiện Phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi ở các cơ sở Hội cho thấy: các cơ sở Hội ngay từ đầu năm đã triển khai phát động, tuyên truyền vận động sâu rộng tới từng hộ gia đình nông dân hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa của phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, để nông dân tự nguyện tham gia đăng ký phấn đấu trở thành hộ nông dân SXKD giỏi các cấp. Năm 2009 có 155.390 hộ đăng ký phấn đấu trở thành hộ SXKD giỏi 4 cấp, kết quả có 124.353 hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi 4 cấp (đạt 36,2% so với hộ nông nghiệp).

          Năm 2009, các cấp Hội Nông dân trong toàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác thực hiện Chỉ thị 26 theo Công văn số 1502/TTg-V.II của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo HND các huyện, thành và cơ sở nhân rộng các mô hình xây dựng điểm và CLB Nông dân với pháp luật, toàn tỉnh hiện có 32 CLB Nông dân với pháp luật. Việc đẩy mạnh công tác thực hiện Chỉ thị 26 đã góp phần quan trọng vào việc giữ gìn an ninh trật tự ở nông thôn, hạn chế đáng kể tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp. Hội Nông dân các cấp thường xuyên tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật cho nông dân thông qua sinh hoạt chi, tổ Hội, qua hệ thống loa truyền thanh, qua chuyên mục "Tìm hiểu chính sách pháp luật" trên Bản tin Hội Nông dân tỉnh được phát hành đến 100% các Chi hội trong toàn tỉnh. Các cấp Hội đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Trợ giúp pháp lý tổ chức 78 buổi trợ giúp pháp lý tại 78 cơ sở cho 6.527 lượt cán bộ, hội viên nông dân tham dự.

           Công tác tiếp dân, tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, tham gia hoà giải mâu thuẫn trong nội bộ nông dân được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chỉ thị 26. Cán bộ chủ chốt của Hội từ tỉnh đến cơ sở đều đặn theo lịch tham gia tiếp dân cùng với lãnh đạo chính quyền và các ngành liên quan. Năm 2009, các cấp Hội trong toàn tỉnh đã phối hợp tiếp dân được 965 buổi; tiếp nhận và trực tiếp giải quyết 18 đơn (trong đó: HND huyện giải quyết 8 đơn, HND cơ sở 10 đơn), tham gia giải quyết 167 đơn.; tham gia hoà giải thành 481 vụ mâu thuẫn trong nội bộ nông dân trên tổng số 618 vụ.

         Ban Thường vụ HND tỉnh đã chỉ đạo điểm tại xã Tây Kỳ, huyện Tứ Kỳ về việc thực hiện Chỉ thị 26 và Công văn 1502 gắn với tham gia giám sát thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở, xây dựng kế hoạch số 08/KH- HND triển khai chi tiết các nội dung và thời gian cụ thể của từng nội dung trong việc thực hiện, chỉ đạo cán bộ phong trào gắn việc đi cơ sở với việc giám sát, nắm bắt tiến trình thực hiện của xã điểm, phối hợp với cán bộ huyện hội tháo gỡ những khó khăn,vướng mắc. Kết quả HND xã Tây Kỳ đã xây dựng kế hoạch thực hiện, thành lập Ban Chỉ đạo 26, tổ chức ra mắt CLB Nông dân với pháp luật với 55 thành viên tham gia; thường xuyên mở sổ theo dõi việc tiếp hội viên, nông dân khiếu nại tố cáo, duy trì sinh hoạt đều đặn, 12 nhóm cộng tác viên, tuyên truyền viên ở 4 thôn chú trọng công tác hoà giải, nắm bắt nhu cầu, bức xúc của hội viên, nông dân, kịp thời tháo gỡ những băn khoăn, bức xúc của nông dân, giải quyết mâu thuẫn ngay tại cơ sở góp phần ổn định an ninh trật tự tại địa phương.

          Năm 2009 Hội Nông dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh thực hiện Pháp lệnh dân chủ gắn với việc xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; Hội phối hợp với chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể tổ chức phổ biến quán triệt tới đông đảo hội viên, nông dân các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là những quy định cụ thể của địa phương cho mọi người dân được biết, yêu cầu công khai các khoản đóng góp của người dân, thu chi ngân sách hàng năm, xây dựng cơ bản... Hội Nông dân còn cử đại diện tham gia vào Ban giám sát các công trình của thôn, xã. Cũng thông qua tổ chức Hội Nông dân, từ đầu năm đến nay đã có hàng ngàn ý kiến của cán bộ, hội viên nông dân tham gia với chính quyền các cấp, các ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khoá XII về một số vấn đề như: môi trường nông thôn, chất thải các nhà máy, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho nông dân, các loại phí cho sản xuất nông nghiệp, trang bị thêm kiến thức cho nông dân...

Thông qua những việc làm thiết thực, vai trò đại diện lợi ích cho hội viên nông dân của các cấp Hội được nâng cao, tạo ra không khí dân chủ, đoàn kết, tạo niềm tin của nông dân với Đảng, Nhà nước và tổ chức Hội.

 

 

                                                                   Quang Hà

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp