Thực hiện Chương trình công tác kiểm tra năm 2008 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ban Kiểm tra các cấp đã tích cực triển khai và thực hiện nhiệm vụ, đạt được hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy công tác Hội và phong trào nông dân cả nước lập thành tích chào mừng Đại hội Đại biểu Hội Nông dân Việt Nam toàn quốc lần thứ V.
1. Xây dựng củng cố, kiện toàn hệ thống Ban Kiểm tra các cấp
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Hội, ngay từ đầu năm các tỉnh, thành Hội đã xây dựng chương trình, kế hoạch công tác kiểm tra năm 2008, triển khai đến cấp huyện, thị; các huyện căn cứ vào đó xây dựng nội dung cụ thể của từng địa phương, chỉ đạo cơ sở tổ chức thực hiện. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh, thành xác định đổi mới công tác kiểm tra đảm bảo hiệu quả, đúng quy trình, có trọng tâm trọng điểm, tạo bước chuyển biến hơn nữa trong công tác kiểm tra các cấp những năm tới.
Sau Đại hội Hội Nông dân các cấp, đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra có nhiều thay đổi, Ban Thường vụ Hội Nông dân các tỉnh, thành phố đã kịp thời chỉ đạo các huyện, thị và cơ sở tập trung kiện toàn đội ngũ cán bộ Hội. Bên cạnh đó, cũng củng cố hệ thống Ban Kiểm tra các cấp Hội, một số tỉnh thành lập mới hoặc chia tách từ Ban Tổ chức- Kiểm tra. Đến nay 63 tỉnh, thành phố đã xây dựng hệ thống kiểm tra từ tỉnh đến cơ sở với 34.588 cán bộ.
2. Tập huấn cán bộ
Để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, công tác hoà giải và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, năm qua, Hội Nông dân các tỉnh, thành đã phối hợp với ngành Tư pháp, Thanh tra, Tài nguyên và môi trường tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, hoà giải và giải quyết khiếu nại, tố cáo cho cán bộ Hội ở các huyện, thị xã và cơ sở. Các lớp tập huấn đi sâu truyền đạt nghiệp vụ công tác kiểm tra và kỷ luật của Hội, trình tự tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kỹ năng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, kỹ năng tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý; các nội dung cơ bản về Luật khiếu nại, tố cáo, Luật Đất đai…
Năm 2008 các cấp Hội đã mở được 858 lớp tập huấn cho 53.575 cán bộ dự học. Sau lớp tập huấn, cán bộ kiểm tra đã làm tốt nhiệm vụ được giao, áp dụng có hiệu quả những kiến thức, nghiệp vụ đã được học tập vào việc hoà giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở địa phương ngày càng hiệu quả hơn.
3. Tổ chức kiểm tra hoạt động Hội và phong trào nông dân
Sau Đại hội, công tác kiểm tra của các cấp Hội được chú trọng, các tỉnh, thành Hội đã tổ chức 50.484 cuộc kiểm tra, trong đó cấp tỉnh tổ chức 10.057 cuộc, cấp huyện 12.111 cuộc, cơ sở 28.316 cuộc. Nội dung kiểm tra tập trung vào: kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hội, Chỉ thị, Nghị quyết; công tác Hội và các phong trào nông dân; kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 26, công văn 1502 của Thủ tướng Chính phủ, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; kiểm tra việc củng cố, kiện toàn BKT cấp huyện, cơ sở sau Đại hội; kiểm tra Quỹ Hội, Quỹ HTND và các hoạt động tín dụng bằng hình thức tín chấp và uỷ thác…
Qua kiểm tra, các huyện, thị và cơ sở Hội đều mở sổ sách đúng quy định; việc thu, trích và nộp hội phí đầy đủ; sử dụng hội phí, chứng từ ghi chép tương đối rõ ràng; nguồn vốn Trung ương và địa phương được giải ngân kịp thời; Quỹ HTND cấp huyện và xã được quản lý và sử dụng có hiệu quả. Các cơ sở Hội đã quan tâm công tác tổ chức Hội và các phong trào nông dân, hàng tháng, hàng quý có tổ chức đánh giá tình hình công tác và triển khai nhiệm vụ thời gian tới, quan tâm bồi dưỡng giúp đỡ kết nạp hội viên; hội viên, nông dân tích cực tham gia các nhiệm vụ của tổ chức Hội và nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Qua đó cũng đã giúp các đơn vị khắc phục những thiếu sót như theo dõi sổ sách chưa đầy đủ, quản lý hội viên chưa khoa học, việc quản lý quỹ Hội và sổ ghi thu - nộp hội phí chưa đúng với hướng dẫn…
4. Xây dựng chỉ đạo điểm công tác kiểm tra gắn với đổi mới nội dung, phương pháp kiểm tra
Năm 2008, Ban Kiểm tra Trung ương Hội tổ chức xây dựng điểm về công tác kiểm tra tại 7 tỉnh, thành: Hoà Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Lâm Đồng, Tây Ninh và Tiền Giang. Tại các tỉnh làm điểm đã củng cố, kiện toàn hệ thống Ban Kiểm tra và đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra; mở các lớp tập huấn nghiệp vụ; các tỉnh xây dựng kế hoạch kiểm tra; từng bước đổi mới phương pháp kiểm tra cụ thể kiểm tra trực tiếp hệ thống sổ sách, chứng từ, sử dụng phiếu hỏi, phỏng vấn trực tiếp và thảo luận nhóm.
Nghiên cứu, phối hợp với các tỉnh, thành xây dựng nội dung nhiều mẫu, biểu, tiêu chí áp dụng cho từng hình thức kiểm tra như: bảng tiêu chí kiểm tra đánh giá áp dụng cho cuộc kiểm tra toàn diện, bảng hỏi, phiếu hỏi theo hình thức câu hỏi đóng, câu hỏi mở cho các đối tượng cán bộ, hội viên, nông dân áp dụng cho kiểm tra toàn diện hoặc chuyên đề cụ thể.
Qua xây dựng điểm đã điều chỉnh, bổ sung kịp thời vào bảng biểu, đồng thời hướng dẫn kiến thức, kỹ năng phương pháp cho cán bộ các đơn vị được kiểm tra.
5. Công tác kỷ luật của Hội
Năm qua, nhờ các cấp Hội đã tổ chức tốt các hoạt động và duy trì chế độ kiểm tra, tăng cường công tác tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên, nông dân nâng cao ý thức, nhận thức trách nhiệm trong việc thực hiện Điều lệ Hội và ý thức tuân thủ pháp luật nên số cán bộ, hội viên vi phạm và bị xử lý kỷ luật không nhiều.
Một số địa phương có cán bộ vi phạm đã thực hiện đúng quy trình xử lý kỷ luật theo quy định số 01 của Trung ương Hội, đồng thời phối hợp với chính quyền xử lý kỷ luật về Đảng và chính quyền. Việc thực hiện nghiêm túc công tác kỷ luật cán bộ của Hội đã được cán bộ, hội viên, nông dân và chính quyền các cấp đồng tình, ủng hộ, tin tưởng vào Hội.
6. Triển khai thực hiện Chỉ thị 26 và Công văn 1502 của Thủ tướng Chính phủ
6.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nông dân
Năm 2008, các cấp Hội đã áp dụng nhiều hình thức phổ biến giáo dục pháp luật cho hội viên, nông dân như sinh hoạt chi, tổ Hội, sinh hoạt CLB nông dân với pháp luật, phát hành tờ rơi, tờ gấp, bản tin công tác hội, Hội thi tìm hiểu pháp luật… vừa góp phần tuyên truyền phổ biến pháp luật sâu rộng trong hội viên, nông dân vừa tạo phong trào thi đua tìm hiểu pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của hội viên, nông dân. Các nội dung tuyên truyền liên quan đến sản xuất và đời sống, những bức xúc, vướng mắc trong nông dân như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Đất đai, Luật khiếu nại, tố cáo, Luật Hôn nhân và gia đình, Pháp lệnh Dân số, Luật Phòng chống tham nhũng, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn… Theo báo cáo, các tỉnh, thành tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật được 73.285 cuộc cho 4.688.357 lượt hội viên, nông dân tham dự.
Đến nay, Hội Nông dân các tỉnh, thành đã xây dựng 573 CLB nông dân với pháp luật ở các cơ sở Hội với nội dung sinh hoạt CLB phong phú, thiết thực, nhất là về pháp luật. Các CLB này đã đi vào hoạt động có hiệu quả là lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở cộng đồng, góp phần giữ gìn an ninh chính trị ở nông thôn.
Cùng với việc thành lập các CLB, Hội Nông dân các cấp còn xây dựng 309 tủ sách pháp luật để phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật trong hội viên, nông dân. Được Trung ương Hội cung cấp “Sổ tay Hướng dẫn tổ chức và sinh hoạt CLB nông dân với pháp luật”, các tỉnh, thành đã phát đến cơ sở cùng Bản tin của Hội Nông dân tỉnh, thành và các tờ rơi, tờ gấp do Sở Tư pháp và Thanh tra cung cấp dùng làm tài liệu trong các kỳ sinh hoạt chi, tổ Hội.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nhận thức cũng như ý thức chấp hành và tuân thủ pháp luật của hội viên, nông dân, trong đó có nông dân vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên; nông dân tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua các quy định của pháp luật; tình trạng khiếu kiện và khiếu kiện vượt cấp giảm, nhất là khiếu kiện về đất đai, hội viên, nông dân yên tâm phát triển sản xuất, nâng cao cuộc sống gia đình và làm giàu cho xã hội.
6.2. Công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý:
Xác định công tác tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho hội viên, nông dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần được quan tâm và đẩy mạnh, Hội Nông dân các tỉnh, thành đã phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp tỉnh tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động miễn phí cho các xã, phường, thị trấn nhất là ở xã có nhiều khó khăn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung tư vấn liên quan đến các vấn đề đang được nông dân quan tâm như đền bù, giải phóng mặt bằng lấy đất sản xuất xây dựng khu công nghiệp, chính sách giao đất, giao rừng, thu hồi đất, thu hồi rừng, chính sách thuế nông nghiệp, chuyển quyền sử dụng đất…
Để giải quyết vướng mắc về pháp luật của nông dân ngay tại cơ sở, một số nơi đã phối hợp với ngành Tư pháp địa phương xây dựng mới các CLB Trợ giúp pháp lý nhằm làm tốt việc tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho nông dân. Các CLB này tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động, tập hợp được đông hội viên, nông dân tham gia sinh hoạt. Chế độ sinh hoạt được duy trì thành nề nếp, nội dung sinh hoạt tập trung vào những vấn đề liên quan đến pháp luật, các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội ở địa phương mà hội viên, nông dân đang quan tâm. Năm 2008, các cấp Hội đã phối hợp tổ chức trợ giúp pháp lý cho 197.142 lượt hội viên, nông dân.
Trung ương Hội xây dựng đề án kiện toàn và phát triển Trung tâm Tư vấn pháp luật cho nông dân theo Nghị định 77 của Chính phủ về Tư vấn pháp luật.
6.3. Công tác tiếp dân, hoà giải và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
Thực hiện Thông báo số 130-TB/TW ngày 10/1/2008 của Bộ Chính trị về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, Ban Thường vụ Trung ương Hội chỉ đạo Hội Nông dân các cấp tập trung vào các nội dung: Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nhất là pháp luật khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, hội viên, nông dân; đẩy mạnh công tác hoà giải và tham gia với chính quyền, các ngành chức năng tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nông dân.
Trước tình hình khiếu kiện một số nơi gay gắt, phức tạp kéo dài, vượt cấp xảy ra, UBND các cấp đã mời HND cùng cấp tham gia tiếp dân theo định kỳ để giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân, nhiều nơi UBND tham khảo ý kiến của Hội trước khi ra quyết định giải quyết và giao cho các cơ quan chức năng phối hợp cùng Hội Nông dân vận động, thuyết phục nông dân có khiếu kiện thực hiện các quyết định đúng của cấp có thẩm quyền. Do đó các tỉnh, thành Hội đã chỉ đạo các cấp Hội tích cực cùng với chính quyền tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo; khi được mời tham gia cán bộ Hội tập trung nghiên cứu nội dung các vụ việc cụ thể, đến từng nơi xác minh làm rõ, từ đó có cơ sở đề xuất, kiến nghị với chính quyền và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng pháp luật, đảm bảo lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân; một số vụ việc do hội viên, nông dân chưa hiểu biết đầy đủ về pháp luật dẫn đến khiếu kiện, cán bộ Hội kiên trì vận động, giải thích cho họ tự rút đơn, chấm dứt khiếu kiện; các vụ việc đã được chính quyền, các ngành chức năng giải quyết đúng pháp luật, Hội vận động, thuyết phục nông dân thực hiện. Sự phối hợp giữa Hội Nông dân với các ngành chức năng trong giải quyết vụ việc áp dụng pháp luật với giáo dục, thuyết phục có lý, có tình nên nhiều vụ việc giải quyết được nông dân chấp thuận. Theo báo cáo, năm qua các cấp Hội tham gia cùng chính quyền giải quyết 13.457 đơn thư khiếu nại tố cáo.
- Công tác hoà giải năm 2008 có chuyển biến tích cực, khi có phát sinh mâu thuẫn trong nội bộ nông dân, cơ sở Hội đã tích cực chủ động phối hợp với chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể trực tiếp gặp gỡ đối thoại với các bên để làm rõ các mâu thuẫn, xác định việc đúng sai của từng bên, vận động thuyết phục họ chấp nhận và tự thoả thuận với nhau. Đối với những vụ việc hoà giải không thành hoặc vụ việc khiếu kiện phức tạp, các cấp Hội tiếp tục theo sát quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Qua đó, đã kịp thời giải quyết những tranh chấp, bất đồng trong hội viên, nông dân, hạn chế những khiếu kiện vượt cấp, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc đi lại cho người dân, tình làng nghĩa xóm được giữ gìn, củng cố thêm lòng tin của hội viên, nông dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương. Năm qua các cấp Hội đã hoà giải thành 32.731 vụ mâu thuẫn.
6.4. Công tác thực hiện Chỉ thị 26 ở các xã điểm
Để việc triển khai thực hiện Chỉ thị 26 đạt kết quả cao và làm cơ sở nhân diện rộng, Hội Nông dân các tỉnh, thành đã phối hợp với Sở Tư pháp, Thanh tra, Sở Tài nguyên và Môi trường và chính quyền địa phương chọn cơ sở làm điểm triển khai và rút kinh nghiệm, nhân diện rộng. Các điểm được chọn là những nơi đang có nhiều vấn đề phức tạp, mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện hoặc ở vùng sâu, vùng xa trình độ hiểu biết pháp luật và dân trí thấp
Sau khi được chọn làm điểm, Ban Thường vụ các cơ sở Hội tập trung củng cố các chi, tổ Hội; điều tra khảo sát nhận thức pháp luật của hội viên, nông dân; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, Trợ giúp pháp lý cho hội viên, nông dân, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Hội, giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, hoà giải ở cơ sở. Xây dựng CLB nông dân với pháp luật, CLB Trợ giúp pháp lý với đông đảo thành viên tham gia, xây dựng các tủ sách pháp luật ở chi tổ được cán bộ, hội viên, nông dân tìm đọc.
Năm 2008, Trung ương Hội tổ chức mở rộng điểm ở 35 tỉnh, thành với 39 điểm tại Tuyên Quang, Hoà Bình, Sơn La, Lào Cai, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nội, Hà Tây, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Đắc Lăk, Đắc Nông, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Hậu Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Cần Thơ, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu.
7. Tham gia thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn
Các cấp Hội tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến và học tập các văn bản về thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò đại diện của tổ chức Hội và quyền làm chủ của hội viên, nông dân. Më c¸c líp tËp huÊn cho c¸n bé, héi viªn, n«ng d©n vµ c¸c thµnh viªn CLB n«ng d©n víi ph¸p luËt, c¸c thµnh viªn tæ hoµ gi¶i, ph¸t tµi liÖu phôc vô c«ng t¸c tuyªn truyÒn.
Thông qua thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn, nông dân đã hiểu biết quyền lợi, nghĩa vụ của mình như những công việc mà Hội trực tiếp thực hiện; các cấp Hội đã chỉ đạo thành công được nhiều việc như: vận động hội viên thực hiện dân chủ trong phát triển kinh tế, làm giàu, xây dựng cơ sở hạ tầng, hương ước, quy ước của làng xã; vận động nông dân góp công, góp của xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp nhau xoá nhà tạm cho hộ nghèo, tương trợ khắc phục bão lụt, giảm bớt khiếu nại, tố cáo ở nông thôn…
Nhìn chung, năm 2008 công tác kiểm tra có nhiều chuyển biến tích cực, nhận thức của cán bộ về vai trò của công tác kiểm tra được nâng lên, các cuộc kiểm tra tổ chức thường xuyên, đặc biệt hướng về cơ sở; nội dung, hình thức kiểm tra đã thực sự bám sát yêu cầu và coi trọng chất lượng, do đó góp phần vào thành tích chung của công tác Hội và phong trào nông dân.
Việc Sơ kết, tổng kết Chỉ thị 26 và triển khai Công văn 1502 của Thủ tướng Chính phủ cơ bản được các tỉnh, thành triển khai tích cực, sự phối hợp với chính quyền và các ngành liên quan trong giải quyết khiếu nại, tố cáo được tăng cường, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn.
Đạt được các kết quả trên là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Trung ương Hội, Chương trình công tác kiểm tra năm 2008 của BTV TƯ Hội làm cơ sở cho Hội Nông dân các tỉnh thành triển khai và thực hiện nhiệm vụ; sự quan tâm tạo điều kiện cả về cơ chế và kinh phí của cấp uỷ Đảng, chính quyền và Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp; sự cố gắng, nỗ lực, nhiệt tình của đội ngũ cán bộ Hội làm công tác kiểm tra.
- Ban Kiểm tra các cấp đã chủ động xây dựng được kế hoạch hoạt động tháng, quý, năm, giúp BTV kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột xuất để nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân kịp thời phản ánh với Đảng, chính quyền địa phương và Hội cấp trên.
- Có sự phối hợp hiệu quả giữa các ban, đơn vị của Hội, giữa Hội với các ngành chức năng, đổi mới phương pháp kiểm tra đã đem lại hiệu quả cho công tác Hội và phong trào nông dân.
Thu Hà