Hải Dương: Đẩy mạnh tuyên truyền Pháp luật và thực hiện tốt Quyết định số 81
|
(Ảnh minh họa, nguồn Internet) |
Thực hiện Kế hoạch số 03-KH/HNDT ngày 26/01/2016 của Hội Nông dân tỉnh về việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo năm 2016 thực hiện theo Đề án 1-1133 tỉnh Hải Dương. Kết quả, toàn tỉnh hòa giải 1.046 vụ và hòa giải thành 843 vụ; tiếp nhận 177 đơn thư và giải quyết xong 150 đơn; giải quyết 212 vụ khiếu nại tố cáo và giải quyết xong 180 vụ của hội viên, nông dân.
Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức quán triệt và tập huấn nghiệp vụ cho gần 300 đồng chí là cán bộ chuyên trách Hội Nông dân cấp tỉnh, huyện và cán bộ chủ chốt Hội Nông dân cơ sở; tổ chức triển khai, xây dựng 04 mô hình điểm cơ sở Hội tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân tại 04 cơ sở Hội: xã Cao An (huyện Cẩm Giàng), xã Nam Chính (huyện Nam Sách), xã Phạm Trấn (huyện Gia Lộc), phường Bình Hàn (Thành phố Hải Dương). Các quy trình thành lập được thực hiện bài bản như: thành lập Ban Chỉ đạo mô hình điểm do đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, Chủ tịch Hội Nông dân xã là phó Ban, một số ban ngành cơ sở là thành viên; tổ chức tập huấn nghiệp vụ; tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân. Đến nay 04 cơ sở Hội đã tham gia tiếp công dân được 178 buổi cho 226 lượt người, tham gia tiếp nhận 23 đơn thư, hòa giải 43 vụ và hòa giải thành 37 vụ, tuyên truyền nhiều bộ Luật, Luật hiện hành, chủ yếu là: Hiến pháp 2013, Bộ Luật Dân sự, Luật khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Nghĩa vụ quân sự…Thông qua mô hình này đã góp phần giảm đáng kể tình trạng khiếu nại, khiếu kiện ở địa phương đồng thời góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, đảm bảo tình hình chính trị, trật tự an toàn ở cơ sở.
Toàn tỉnh tuyên 803 cuộc cho 63.910 lượt về chính sách, phổ biến pháp luật; phối hợp tham gia hỗ trợ 263 buổi trợ giúp pháp lý cho 19.257 lượt công dân; tiếp 4.895 lượt công dân.
Hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý ở cơ sở được duy trì thường xuyên, đặc biệt là vai trò quan trọng của tổ hòa giải và hòa giải viên là cán bộ chi, tổ HND trong việc tham gia tiếp nhận, giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong nhân dân, qua đó góp phần giữ gìn ổn định, trật tự an toàn ở cơ sở.