|
(Ảnh minh họa, nguồn Internet) |
Tổ chức 104 hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật vói 11.928 lượt người dự, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý 217 buổi cho 6.534 lượt người, tuyên truyền thông qua sinh hoạt câu lạc bộ 1.218 buổi cho 60.590 lượt thành viên, thông qua sinh hoạt chi hội 5.378 buổi cho 332.690 lượt hội viên, trực tiếp và tham gia 1.538 buổi hòa giải ở cơ sở. Các cấp hội đã tổ chức lồng ghép 297 buổi tuyên truyền trên loa truyền thanh kiến thức pháp luật cho nhân dân.
Hàng năm, Hội bám sát vào sự chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, định hướng tuyên truyền của Hội đồng PBGDPL thành phố xây dựng kế hoạch tuyên truyền ngày Pháp luật Việt Nam triển khai trong các cấp Hội và hội viên nông dân. Trên cơ sở đó các cấp Hội căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, lựa chọn các nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp mang lại hiệu quả thiết thực. Kết quả các cấp Hội đã tổ chức và phối hợp tuyên truyền 1.584 buổi ngày Pháp luật Việt Nam cho 124.720 lượt cán bộ, HVND; phối hợp với ngành công an tuyên truyền tới cán bộ hội viên nông dân trên địa bàn trong các đợt cao điểm phòng chống tội phạm, phòng, chống ma túy, mại dâm...
Bên cạnh nguồn tài liệu được Hội đồng PBGDPL thành phố và Trung tâm tư vấn pháp luật nông dân của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cấp, Hội Nông dân thành phố đã chủ động tuyên truyền trên hệ thống bản tin, Web site của Hội, biên soạn, phát hành trên 57.000 tờ gấp về kiến thức pháp luật; tiếp nhận và phát hành 2.250 cuốn tìm hiểu một số quy định của Luật Đất đai, Luật Hôn nhân gia đình, Luật cư trú, Luật Hộ tịch, Luật Bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp...; 28.500 tờ gấp tìm hiểu một số chính sách Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn: Một số quy định về cấp giấy quyền xử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, Luật căn cước công dân, Luật xử phạt hành chính... làm tài liệu sinh hoạt tại các chi, tổ hội. Bên cạnh công tác tuyên truyền, phổ biếu giáo dục pháp luật nâng cao kiến thức pháp luật cho hội viên nông dân, các cấp Hội còn chú trọng đến xây dựng các mô hình CLB “Nông dân với pháp luật”, tính đến nay Hội Nông dân thành phố đã có 97 mô hình CLB “Nông dân với pháp luật” với 4.850 thành viên, duy trì hoạt động hàng trăm CLB tại cơ sở. Năm 2016, Hội Nông dân TP xây dựng điểm 5 CLB “ Nông dân với pháp luật” theo Quyết định 81 của Chính phủ, trong đó 01 CLB làm điểm của Trung ương.
Đặc biệt trong 3 năm qua, Hội Nông dân thành phố đã phối hợp với Sở Tư pháp Hà Nội tổ chức 43 lớp tuyên truyền kiến thực pháp luật, trợ giúp pháp lý cho HVND ở những nơi có điểm nóng về giải phóng mặt bằng, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật và thành viên hòa giải của Hội cho trên 5.390 lượt người; Hội Nông dân các quận, huyện, thị xã đã phối hợp với ngành Tư pháp, Thanh Tra, phòng Tài nguyên- Môi trường cùng cấp tổ chức 643 lớp cho 77.160 lượt HVND về Luật đất đai, quy trình giải phóng mặt bằng, công tác hòa giải và giải quyết KNTC....
Đối với công tác tuyên truyền PBGDPL, các cấp Hội đã chủ động đa dạng hóa công tác tuyên truyền, phối hợp với các ngành chức năng như: Tư pháp, Thanh Tra, phòng Tài nguyên- Môi trường cùng cấp, Hội Luật gia, Luật sư, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Hội cùng tham gia tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho hội viên. Kinh phí cho các hoạt động tuyên truyền PBGDPL chủ yếu từ nguồn ngân sách của Hội đồng phổ biến giáo pháp luật các cấp, ngân sách Nhà nước cấp cho Hội hoạt động và một phần kinh phí huy động từ công tác phối hợp của Hội.
Xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội trong việc chủ động thực hiện các nội dung của việc tuyên truyền, PBGDPL trong hệ thống Hội, chủ động trong việc phối hợp với các ngành chức năng trong công tác tuyên truyền PBGDPL tới hội viên nông dân. Kết quả nổi bật trong công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cho nông dân là Hội đã đa dạng hóa công tác tuyên truyền giúp cho hàng nghìn lượt hội viên nông dân được nghe và tiếp cận được những văn bản luật, đặc biệt là các luật liên quan trực tiếp đến người nông dân như: Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Hôn nhân gia đình, Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản luật mới, qua đó góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của nông dân, hạn chế khiếu kiện sai luật và vượt cấp ngay tại cơ sở.
Công tác phối hợp giữa Hội với các cấp chính quyền, ngành trong việc tiếp nông dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nông dân từng bước đi vào nề nếp, qua đó, mối quan hệ giữa Hội Nông dân với chính quyền, các ban, ngành, được tăng cường trong việc tham gia giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong nội bộ nông dân, đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống, tạo cầu nối giữa chính quyền với nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn.