|
Sáu tháng đầu năm 2015, các cấp Hội Nông dân tỉnh Kom Tum đã tổ chức hàng ngàn buổi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên. Ảnh minh họa |
Sáu tháng qua, Hội Nông dân các cấp đã tổ chức 1.425 cuộc phổ biến giáo dục pháp luật, có trên 5.600 lượt người tham dự, phối hợp trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn tỉnh được 97 cuộc, 2.231 người dự.
Các cấp Hội đã tham gia giải quyết 215 đơn thư, kiến nghị, tranh chấp trong nông dân, hòa giải thành công 145 vụ tại cơ sở, nhận cảm hóa giáo dục 18 đối tượng chậm tiến góp phần giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong nội bộ nhân dân ngay từ cơ sở, giữ gìn đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp và các vụ kiện đưa ra xét xử tại Tòa án.
Thực hiện tinh thần Chỉ thị số 26/2001/CT-TTg ngày 09/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về “ tạo điều kiện để Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân”, được hỗ trợ kinh phí của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông các huyện, thị xã làm điểm thực hiện Chỉ thị 26/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Nội dung tuyên truyền Hội Nông dân các cấp hướng tới là chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn với các văn bản luật quan trọng và có ý nghĩa thiết thực: Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai, Luật khiếu nại, Luật tố cáo….Đối tượng mà công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hướng tới là cán bộ, hội viên, nông dân, cộng tác viên, tuyên truyền viên cơ sở.
Hình thức tuyên truyền không ngừng được đổi mới, phát huy tính sáng tạo như: Thông qua hội nghị tập huấn, tìm hiểu pháp luật; tổ chức “ Ngày pháp luật” tọa đàm, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phát các tài liệu văn bản luật, tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở…..Thông qua các hình thức này, nhiều chủ trương, chính sách pháp luật đã được truyền tải một cách sinh động tới người dân, kịp thời giải quyết những băn khoăn, vướng mắc và cả những bức xúc trong nhân dân.
Thông qua các cuộc họp Ban chấp hành cơ sở và sinh hoạt Chi, Tổ hội lệ kỳ, hàng tháng, quý, thông qua công tác tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý lưu động, tư vấn pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân, Câu lạc bộ nông dân với tuyên truyền pháp luật, tổ liên kết sản xuất…
Phát hành các ấn phẩm tuyên truyền như: Bản tin Nông thôn, tờ tin tư pháp, tờ rơi; phối hợp với đài truyền thanh huyện, thành phố, các trạm truyền thanh các xã, phường, thị trấn tuyên truyền các kiến thức pháp luật gần gũi với đời sống của hội viên, nông dân.
Hiện toàn tỉnh có 160 Câu Lạc bộ “ Nông dân với pháp luật” công tác tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý gắn với sinh hoạt thường kỳ của câu lạc bộ, mỗi năm hỗ trợ nâng chất 02 câu lạc bộ. Mỗi Câu lạc bộ thấp nhất 20 thành viên và cao nhất 35 thành viên, có thành lập Ban chủ nhiệm, xây dựng Quy chế hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, kinh phí tự đống góp, định kỳ sinh hoạt tháng hoặc quý. Hoạt động câu lạc bộ góp phần nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện tôt quy chế dân chủ cơ sở, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn.
Tủ sách Chi hội nông dân tiếp tục được duy trì và nâng chất đều khắp tại 160 xã, phường, thị trấn; với số lượng tủ sách hiện nay là 97, được đặt tại nhà riêng chi Hội trưởng hoặc hộ gia đình hội viên để tiện sinh hoạt, hội họp. Ngoài những danh sách do Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ; trong các năm qua, nhằm tăng thêm số lượng đầu sách, phong phú về nội dung; Hội Nông dân các huyện phối hợp với Thư viện thông qua công tác luân chuyển đầu sách. Hàng năm, một số sách pháp luật và các loại tờ gấp về thủ tục hành chính, các quy định pháp luật gắn liền với đời sống, sinh hoạt của người dân trên địa bàn nông thôn và được vận dụng hiệu quả trong công tác hòa giải cơ sở. Định kỳ hàng tháng, Hội Nông dân tỉnh nhận tờ bản tin tư pháp từ STP cập nhật để cấp phát cho các xã cơ sở và Chi, Tổ hội…kịp thời giúp hội viên, nông dân cập nhật thông tin về các nội dung cơ bản liên quan đến pháp luật đời sống.
Với những việc làm cụ thể, công tác giáo dục pháp luật đã nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và người dân trong toàn huyện. Đây là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và ổn định trật tự ở địa phương.