Quốc Hội thảo luận Luật Bầu cử
10:03 - 06/11/2014
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 5-11, các đại biểu Quốc hội làm việc ở hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dựán Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Theo Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội được ban hành năm 1997, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được ban hành năm 2003. 

 

Hai đạo luật này đã được sửa đổi, bổ sung một số lần, là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội các khóa X, XI, XII và XIII; cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2009 và nhiệm kỳ 2011-2016, góp phần xây dựng tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. 

 

Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu qua các nhiệm kỳ cơ bản bảo đảm tiêu chuẩn; chất lượng đại biểu ngày càng được nâng lên; số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách được tăng cường; cơ cấu, số lượng, thành phần đại biểu trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp bảo đảm hợp lý.

 

Tuy nhiên, trước yêu cầu tiếp tục đổi mới công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong những nhiệm kỳ tới thì cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi Luật Bầu cử. Với 11 chương, 98 điều, dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân kế thừa và phát triển trên cơ sở cơ cấu, bố cục lại các quy định trong hai luật về bầu cử hiện hành. 

 

Những quy định của dự thảo Luật được sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Hiến pháp mới, đồng thời nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập liên quan đến quy trình, thủ tục trong bầu cử; pháp điển hóa một số nội dung trong hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2011.

 

Báo cáo thẩm tra dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhất trí với sự cần thiết, yêu cầu, quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án Luật; cũng như phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật. Dự thảo Luật cơ bản đã bám sát các quy định của Hiến pháp để cụ thể hóa các quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân, các quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia.

 

 

Thảo luận dự thảo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân , nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng dự thảo luật phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân để lựa chọn và bầu ra những người ưu tú, đại diện cho các tầng lớp nhân dân tham gia trong cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương; nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Bảo đảm sự phù hợp của Luật với Hiến pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật để công dân thực hiện đầy đủ quyền bầu cử, ứng cử của mình…

 

Nhiều ý kiến nhất trí với quy định về hai hình thức vận động bầu cử là người ứng cử gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp ở địa phương nơi mình ứng cử tổ chức và vận động bầu cử thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (Điều 66). 



Theo chương trình, ngày 6/11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường t hảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và dự thảo Luật Công an nhân dân (sửa đổi).

 

 

Minh Hải (tổng hợp)

 

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp