Khánh Hoà: tổng kết công tác kiểm tra năm 2010
08:42 - 27/12/2010
Ngay từ đầu năm, các cấp Hội Nông dân tỉnh Khánh Hoà đã kiện toàn hệ thống Ban Kiểm tra và đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, đảm bảo số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới. Bên cạnh đó Hội đã tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra cho cho cán bộ làm công tác kiểm tra, nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra.

Năm 2010 cán bộ làm công tác kiểm tra của 8 huyện, thị, thành Hội và 126 cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra. Ban Kiểm tra đã tham mưu thành lập 2 Đoàn kiểm tra cấp Tỉnh, trực tiếp kiểm tra 8 huyện, thị, thành Hội, 32 cơ sở trong toàn tỉnh về tình hình triển khai, thực hiện các Nghị quyết, Chương trình hành động, các phong trào thi đua, 12 chỉ tiêu thi đua của Hội. Kiểm tra quản lý, kiện toàn xây dựng các chi, tổ Hội; phân loại chất lượng cơ s Hội. Ban Kiểm tra các cấp Hội đã thực hiện trên 900 cuộc kiểm tra, trong đó tỉnh Hội có 32 cuộc, các huyện, thị, thành Hội 243 cuộc và cơ sở 700 cuộc.

Các cấp Hội tổ chức nhiều cuộc kiểm tra chuyên đề các nguồn vốn liên tịch với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2308), Ngân hàng CSXH (235) thực hiện 73 cuộc kiểm tra xây dựng quỹ HTND. Nhìn chung việc quản lý, sử dụng tài chính Hội, các nguồn vốn ở các cấp Hội đã thực hiện đúng theo Điều lệ, Chỉ thị, Nghị quyết của Hội, các chương trình phối hợp. Kịp thời biểu dương, phổ biến kinh nghiệm hay và nhân rộng điển hình. Đồng thời qua kiểm tra phát hiện những sai sót, hạn chế để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.

Kiểm tra việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nông dân; giải quyết những vụ việc của cán bộ, hội viên thuộc thẩm quyền của Hội; kiểm tra công tác phối hợp giữa UBND và HND xã trong thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn; kiểm tra thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức pháp luật, trợ giúp và tư vấn pháp lý; công tác hòa giải trong nội bộ nông dân; giải quyết những khiếu kiện của hội viên, nông dân thuộc thẩm quyền của Hội.

Ngoài ra, các cấp Hội còn tham gia giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; giám sát việc thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo của các cấp chính quyền và cơ quan chức năng đối với hội viên, nông dân. Trong năm Tỉnh Hội đã cử 02 cán bộ, mỗi huyện cử 01 cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra của tỉnh kiểm tra kết quả thực hiện Đề án 3 về Tuyên truyền luật khiếu nại tố cáo cho nhân dân tại 8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Thực hiện Chỉ thị 26 và Công văn 1502 của Thủ tướng Chính phủ, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo Hội Nông dân cấp huyện tham mưu với UBND kiện toàn BCĐ cấp huyện hoạt động có hiệu quả; 126/126 xã, phường, thị trấn có tổ chức Hội đã thành lập được BCĐ do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban. Ban Chỉ đạo 26 các cấp xây dựng Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ từng thành viên, xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm 2010. Xây dựng mô hình điểm thực hiện Chỉ thị 26 tại 11 xã, phường, thị trấn; xây dựng điểm của Tỉnh Hội tại phường Cam Thuận, Thị xã Cam Ranh.

Các cấp Hội chủ động phối hợp với ngành Tư pháp, Thanh tra, Tài nguyên- Môi trường mở các lớp tập huấn về pháp luật như: Luật Hôn nhân, gia đình; Luật bình đẳng giới; Luật Phòng chống bạo lực gia đình; Luật Đất đai; Luật khiếu nại, tố cáo và công tác hòa giải và tham gia giải quyết KNTC….

Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội, nhất là cơ sở thực hiện Nghị quyết liên tịch số 813/2008/NQLT-TTCP-BTTUBTƯ MTTQVN- TƯ HND VN về Ban hành quy chế phối hợp giữa UBND xã, phường, thị trấn với UBMTTQVN, Hội Nông dân cùng cấp trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo, gắn với Chương trình quốc gia phổ biến GDPL cho hội viên, nông dân 

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho hội viên, nông dân được thực hiện đa dạng bằng nhiều hình thức: thông qua Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật, qua các phương tiện thông tin đại chúng, Bản tin Công tác Hội; gắn với lực lượng tuyên truyền viên, cộng tác viên, cán bộ Tư pháp cơ sở để tuyên truyền, phổ biến…. Năm 2010, Hội Nông dân tỉnh đã biên soạn cung cấp trên 800 tài liệu về tuyên truyền pháp luật, nội dung: về bồi thường, tái định cư, hỏi đáp về pháp luật xuống 700 chi hội và 126 cơ sở Hội.

Năm 2010, các cấp Hội đều bố trí cán bộ tham gia tiếp hội viên, nông dân và xử lý đơn thư; các tổ hòa giải chi, tổ Hội trực tiếp hòa giải nhiều mâu thuẫn nhỏ, xích mích trong gia đình, quan hệ xóm giềng; tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự… có 1.091 vụ mâu thuẫn được Hội hoà giải, trong đó 811 vụ hòa giải thành. Có vụ mâu thuẫn, phức tạp không thể hòa giải được ngay, cán bộ Hội phối hợp với tổ hòa giải của chính quyền, phân tích và giúp đỡ giúp hội viên, nông dân tìm hiểu thêm những quy định mới của pháp luật, từ đó tự tháo gỡ vướng mắc đi đến thoả thuận với nhau. Cùng chính quyền các cấp tham gia giải quyết 546 đơn khiếu kiện của hội viên, nông dân đa số đơn liên quan đến lĩnh vực đất đai, theo đúng qui định pháp luật.

Hội Nông dân cơ sở tham mưu Cấp ủy, phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp xây dựng Quy chế phối hợp trong việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã. Việc xây dựng và thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã thông qua Quy chế phối hợp đã tạo điều kiện cho Hội Nông dân giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách và công khai cho hội viên, nông dân biết. Quyền dân chủ trong hội viên, nông dân ngày càng được phát huy, nông dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng từ đó góp phần tham gia xây dựng Đảng, chính quyền cơ sở trong sạch vững mạnh.

 

                                                 Quang Huy

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp