Thực hiện Kế hoạch công tác kiểm tra năm 2010, các cấp HND tỉnh Ninh Bình đã tổ chức kiểm tra tại 8 huyện, thành, thị Hội, 144 cơ sở Hội và 760 chi Hội; tổ chức 502 hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách PL cho 70.916 lượt cán bộ, hội viên, nông dân trong toàn tỉnh.
Ngay từ đầu năm 2010, Ban Thường vụ HND tỉnh đã xây dựng kế hoạch số 72-KH/HND về công tác kiểm tra năm 2010, Kế hoạch số 65-KH/HND ngày 16/3/2010 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 26/TTg, Kế hoạch số 61-KH/HND ngày 12/01/2010 về việc tuyên truyền phổ biến pháp luật năm 2010. Thực hiện các Kế hoạch trên, các cấp HND tổ chức 4 cuộc kiểm tra đến 8 huyện, thành, thị Hội, 144 cơ sở và 760 chi Hội. Nội dung kiểm tra về việc thực hiện các chủ trương, chính sách PL của Đảng và Nhà nước có liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn; việc chấp hành Điều lệ Hội, thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Hội…Kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án do Hội quản lý, xây dựng, quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ nông dân được 2 cuộc ở 144 cơ sở và 8 huyện, thành, thị Hội. Kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 26/TTg ở 74 cơ sở Hội. Qua kiểm tra cho thấy, vai trò của Hội trong việc tham gia thực hiện và giám sát các chủ trương, chính sách PL của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thể hiện rõ nét, được cấp ủy, chính quyền ghi nhận.
Các cấp HND tỉnh Ninh Bình đã tổ chức 502 hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật cho 70.916 lượt cán bộ, hội viên, nông dân tham gia học tập, cụ thể là: tổ chức 137 buổi tuyên truyền về an toàn giao thông cho 18.894 người dự, tổ chức 155 buổi tuyên truyền về chính sách dân số cho 19.871 người, 112 buổi sinh hoạt câu lạc bộ Nông dân với PL bằng nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn với những chủ đề về pháp luật có liên quan đến cuộc sống thường nhật của người dân nông thôn như: Luật đất đai, Luật dân sự, Luật hôn nhân gia đình, Luật môi trường… đã thu hút 12.240 lượt hội viên, nông dân tham dự; 93 buổi tuyên truyền về Luật phòng chống ma túy và phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS cho 19.458 hội viên, nông dân tham dự, 05 buổi tuyên truyền về an toàn thực phẩm và nước sạch vệ sinh môi trường cho 453 người tham dự.
HND tỉnh chỉ đạo và hướng dẫn nội dung hoạt động cho các Câu lạc bộ nông dân với PL, thông qua sinh hoạt Câu lạc bộ đã thu hút đông đảo hội viên, nông dân tham gia tìm hiểu pháp luật. Đến nay, toàn tỉnh đã có 74 câu lạc bộ nông dân với PL với 3.565 thành viên là nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, nông dân và duy trì 22 tủ sách pháp luật, phát hành 650 tờ gấp pháp luật và 530 sổ tay phổ biến pháp luật của Trung ương Hội Nông dân VN đến các cơ sở Hội. Các cấp Hội đã phối hợp với ngành Tư pháp và các ngành liên quan tổ chức được 162 buổi trợ giúp pháp lý cho 11.927 hội viên, nông dân. Đặc biệt, HND tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên & Môi trường tổ chức tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nông dân ở 16 cơ sở Hội trong tỉnh có nhiều vướng mắc về pháp luật. Các cấp Hội đã tích cực tham gia hòa giải và giải quyết khiếu nại tố cáo cho nông dân nhằm giải quyết tận gốc các mâu thuẫn ban đầu ngay tại cơ sở. Các cấp Hội đã tham gia hòa giải thành được 365 vụ việc mâu thuẫn ở cơ sở. Nhận 84 đơn thư khiếu nại tố cáo của nông dân, Hội đã phối hợp tham gia giải quyết 56 đơn thư, 28 đơn thư chuyển cho các cơ quan chức năng giải quyết.
Cùng với công tác tuyên truyền phổ biến PL cho nông dân, các cấp Hội tập trung tuyên truyền để nông dân nắm chắc được Pháp lệnh dân chủ cơ sở, hiểu được những việc mình có quyền được biết, được bàn, được làm, được giám sát kiểm tra, được tham gia tự quản. Vận động hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tham gia bàn bạc, đóng góp, thực hiện các phong trào xây dựng, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Vận động hội viên, nông dân tham gia giám sát, kiểm tra nhất là các lĩnh vực về quy hoạch, bồi thường, giải tỏa, tái định cư, hỗ trợ khi thu hồi đất, chất lượng xây dựng các công trình…Có như vậy, Hội mới có những ý kiến phản ánh, kiến nghị với Đảng, chính quyền có cơ chế, chính sách hợp lý bảo đảm sản xuất và đời sống của nông dân. Các cấp Hội còn là nòng cốt trong vận động nông dân tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Năm 2010, toàn tỉnh có 552 thôn xóm được công nhận là thôn, xóm văn hóa; 134.097 gia đình, hội viên được công nhận là gia đình văn hóa. Các cấp Hội giới thiệu cán bộ tham gia vào các chức danh như: ủy viên thanh tra nhân dân, hòa giải viên, tổ trưởng dân cư, tổ tự quản an ninh trật tự.
Những kết quả đạt được năm 2010 đã thể hiện vị trí, vai trò của các cấp HND tỉnh Ninh Bình trong việc góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành PL cho cán bộ, hội viên nông dân, ổn định tình hình chính trị, an ninh trật tự xã hội địa phương, thu hút đông đảo nông dân đến với tổ chức Hội.
Phương Bình