Hoạt động Hội ngày càng đổi mới theo hướng sát với thực tế, đã đáp ứng nhiều hơn những tâm tư nguyện vọng của cán bộ hội viên nông dân. Qua đó vị thế, vai trò của Tổ chức Hội ngày càng được khẳng định rõ nét. Trong đó, đổi mới phương pháp kiểm tra là một tất yếu.
Để đánh giá kết quả của một công việc thì điều không thể thiếu được đó là tiến hành kiểm tra thu thập số liệu, các yếu tố cần thiết phản ảnh nội dung của công việc đó. Thông thường trong hoạt động công tác kiểm tra của Hội từ trước đến nay việc kiểm tra thu thập thông tin số liệu chủ yếu thông qua việc tập hợp từ các báo cáo của tổ chức Hội cấp dưới, việc thực hiện kiểm tra tại chỗ cũng thu thập thông tin thông qua phản ánh, giải trình thông qua trao đổi mạn đàm giữa người đi kiểm tra và đơn vị được kiểm tra. Từ đó cho thấy các số liệu và thông tin thu thập được phần lớn mang tính chủ quan của đơn vị trực tiếp báo cáo, thiếu tính khách quan và chắc chắn là chưa phản ánh đúng kết quả mong muốn của yêu cầu chỉ đạo yêu cầu quản lý điều hành.
Mặt khác, để có thông tin phản ánh một cách chính xác, thì việc xác định tiêu chí kiểm tra là một trong những nội dung khá quan trọng của người cán bộ thực hiện kiểm tra. Cũng như việc đánh giá kết quả kiểm tra đúng sẽ phản ảnh chất lượng của cuộc kiểm tra đó nói riêng và phản ánh cả một hoạt động kiểm tra trong tổ chức Hội. Tiêu chí chính là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ nhận biết, xếp loại; đánh giá kết quả của hoạt động. Chất lượng là tính quy định của bản chất của sự vật, do tính quy định đó mà sự vật là sự vật như nó đang tồn tại chứ không phải là một sự vật nào khác. tính quy định đó phân biệt sự vật này với sự vật khác.
Để đánh giá kết quả của một công việc tốt sau cuộc kiểm tra cần các tiêu chí:
Một là: Có chương trình kế hoạch về công việc đó và có nề nếp cũng như thực hiện nề nếp đó thành chế độ thường xuyên của đơn vị.
Hai là: Triển khai thực hiện đồng bộ có trọng tâm, trọng điểm hoạt động đều khắp với chất lượng và hiệu quả ngày một cao hơn.
Ba là: Người quản lý, chỉ đạo có trách nhiệm quan tâm sâu sát.
Bốn là: Tập thể, cá nhân thực hiện có quyết tâm, thi đua cố gắng làm tốt có kết quả từng phần việc được phân công.
Song để có một cuộc kiểm tra tốt thì rất cần các tiêu chí sau:
Một là: Có Kế hoạch cụ thể cho cuộc kiểm tra, kế hoạch phải thực tế khả thi đề ra mục tiêu, yêu cầu cụ thể rõ ràng, xác định đúng đối tượng, nội dung kiểm tra, tổ chức lực lượng hợp lý, chọn phương pháp tốt, biện pháp thực hiện phù hợp (kể cả phương án dự phòng)….
Hai là: Tổ chức thực hiện đúng kế hoạch đạt mục tiêu, có lịch trình tiến hành cụ thể, chặt chẽ; tổ chức điều hành lực lượng kiểm tra phù hợpvà đáp ứng kịp thời các yêu cầu cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ; Phương pháp khách quan, thận trọng; Làm rõ đúng sai có căn cứ chuển xác; Nhận xét kết luận rõ ràng; xử lý vụ việc đúng bảo đảm nguyên tắc, đúng phương châm.
Ba là: Có tác dụng ổn định, thống nhất đoàn kết trong đơn vị được kiểm tra.
Bốn là: Sau kiểm tra đúc rút kinh nghiệm, góp phần hoàn thiện công tác lãnh đạo.
Năm là: Qua kiểm tra nâng cao uy tín của Ban Kiểm tra.
Quang Thoa