Hà Nội với việc thực hiện Chỉ thị 26
08:31 - 22/11/2011
10 năm qua, việc triển khai thực hiện Chỉ thị 26/TTg gắn với việc xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện pháp lệnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí ở nông thôn, được cấp ủy, chính quyền các địa phương của Hà Nội ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho Hội Nông dân tham gia.

Việc phối hợp chặt chẽ giữa Hội Nông dân với chính quyền, các ngành đoàn thể ở địa phương được thực hiện thường xuyên để tổ chức triển khai các nội dung của Chỉ thị, đã có những bước tiến bộ đáng kể góp phần đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của hội viên, nông dân; những vụ mâu thuẫn nhỏ được giải quyết ngay tại cơ sở thông qua hoạt động hòa giải, từ đó làm giảm khiếu kiện sai, khiếu kiện vượt cấp không đáng có, giữ vững an ninh chính trị tại nông thôn. Qua đó đã nêu cao được vai trò của tổ chức Hội trong việc tham gia góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao năng lực nhận thức pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, nông dân. Củng cố niềm tin của nông dân đối với Đảng và chính quyền.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và việc thực hiện Chỉ thị 26  của Thủ tướng Chính phủ là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của công tác Hội. Vì vậy các cấp Hội thường xuyên đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật thông qua sinh hoạt ở chi tổ Hội, sinh hoạt câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”; qua công tác hoà giải ở cơ sở; qua các cuộc thi do Hội tổ chức, xây dựng mô hình câu lạc bộ “nông dân với pháp luật” gắn với mạng lưới tuyên truyền viên pháp luật từ thành phố, huyện quận, thị Hội đến chi, tổ hội. Đồng thời chủ động phối hợp cùng với Uỷ ban nhân dân, ngành Tư pháp, các ngành liên quan, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân; 10 năm qua các cấp Hội đã tổ chức được 8.142 buổi tập huấn kiến thức pháp luật cho 1.221.300 lượt cán bộ  chủ chốt của Hội và nhóm tuyên truyền viên pháp luật. Trong đó, cấp thành phố 350 buổi cho 52.500 lượt người, cấp huyện, quận, thị và cơ sở 7.792 buổi cho 1.168.800 lượt người dự; tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật 10.179  buổi cho 2.035.800 lượt cán bộ, HVND; Trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật 6.954 buổi cho 104.310 lượt hội viên, nông dân tham dự.

Các cấp Hội còn phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 75. 814 buổi tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật cho 11.039.734 hội viên, nông dân; biên soạn và phát hành 43.987cuốn sổ tay phổ biến giáo dục pháp luật, bản tin của Hội; biên soạn, in và phát hành 227.513 tờ gấp tuyên truyền; tổ chức 130 cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật đất đai, luật khiếu nại, tố cáo và pháp lệnh hòa giải ở cơ sở với 520.000 bài dự thi; tổ chức 130 cuộc thi sân khấu hóa, các tiểu phẩm dự thi đều do cán bộ, hội viên, nông dân dàn dựng dựa trên cơ sở sự việc thực tế xẩy ra ở địa phương, các tình huống liên quan đến hành vi, vi phạm pháp luật bằng việc tổ chức hội thi, thi tiếng hát nông dân, nhà nông đua tài.

Để nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân, các cấp Hội đã chủ động xây dựng các tủ sách pháp luật, đến nay đã xây dựng 364 tủ sách pháp luật do Hội quản lý, trong đó Hội Nông dân xã, phường, thị trấn quản lý 104, chi Hội 260  tủ, mô hình ngăn sách pháp luật là 120 ngăn, túi sách pháp luật là 606 và được đầu tư các loại sách liên quan như: Luật đất đai, luật dân sự, Luật Hành chính, Luật Khiếu nại, tố cáo, pháp lệnh hòa giải, các loại sách hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, các loại sổ sách hoạt động của Hội, tổng số đầu sách là 5.640 cuốn các loại. Hiện đang được các đơn vị cơ sở, chi hội quản lý, sử dụng làm phương tiện tuyên truyền cho hội viên, nông dân và cho hội viên mượn đọc, tìm hiểu khi có nhu cầu.

Trong 10 năm qua, các cấp Hội đã chủ động, trực tiếp và phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, các ngành liên quan tham gia xây dựng, củng cố tổ hòa giải và tạo điều kiện để hoạt động hòa giải đạt hiệu quả. Tổng số tổ hòa giải trong toàn thành phố là 3.508 với 14.072 lượt thành viên, các cấp Hội trực tiếp và tham gia hòa giải 15.682 vụ, trong đó hòa giải thành 14.429 vụ việc mâu thuẫn nhỏ, xích mích giữa các thành viên trong gia đình, xóm giềng, các cấp Hội trực tiếp hòa giải thành 4.648 vụ, chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết 1.253 vụ. Thông qua hòa giải đã góp phần giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư, góp phần tích cực trong việc hạn chế đơn thư khiếu nại vượt cấp, giữ gìn an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn.

Trong 10 năm số đơn thư gửi các cấp Hội toàn thành phố 3.513 đơn, đã giải quyết 3.003, đơn không thuộc thẩm quyền 510 đơn chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, chủ yếu liên quan đến đất đai, trong đó cấp thành phố 105 đơn, cấp huyện, quận thị Hội 1.171 đơn, cấp cơ sở 2.237 đơn; Ngoài ra các cấp Hội phối hợp tham gia giải quyết 8.901, trong đó Hội Nông dân cấp huyện, quận, thị xã tham gia giải quyết 2.201 vụ. cấp cơ sở 3.589 vụ; Hội Nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người 124 vụ.

Nguyên nhân của tình hình khiếu nại, tố cáo: Do hiểu biết về pháp luật của Nhà nước nói chung và Luật khiếu nại, tố cáo nói riêng của nông dân có những hạn chế nhất định, một số ít bản lĩnh không vững vàng nên bị kẻ xấu lôi kéo, kích động; tình trạng đất để hoang hóa ở một số dự án; công tác quy hoạch thiếu thống nhất gây lãng phí; chính sách đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập… Sự chỉ đạo của một số cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa chính quyền, các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể chưa chặt chẽ trong việc tuyên truyền, nội dung còn nghèo nàn, chưa sâu rộng, quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nông dân chậm được giải quyết hoặc giải quyết nhưng chưa thấu tình đạt lý.

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc xây dựng và mở rộng điểm thực hiện Chỉ thị 26, gắn thực hiện QCDC ở cơ sở. Các cơ sở được chỉ đạo xây dựng điểm đều thành lập câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”. Ban chủ nhiệm gồm: Đại diện chính quyền, Nông dân, Tư pháp, Địa chính… Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của câu lạc bộ, thu hút đông đảo hội viên tham gia sinh hoạt với những nội dung phong phú thiết thực, hội viên được tìm hiểu các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn đã góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật cho cán bộ hội viên, nông dân, nhằm giảm tối đa việc khiếu kiện đông người vượt cấp, an ninh trạt tự ở địa phương được giữ vững.

Thường xuyên kiện toàn Ban chủ nhiệm, củng cố các thành viên và nhân rộng mô hình tới các chi hội. Đến nay toàn thành phố có 530 CLB “Nông dân với pháp luật” tại các cơ sở và chi hội với 26.500 thành viên tham gia. Trong đó: Câu lạc bộ thành Hội chỉ đạo 40, huyện, quận, thị và cơ sở chỉ đạo là 490. Các CLB “Nông dân với pháp luật” đang được tiếp tục duy trì hoạt động tại các cơ sở. Các tổ hòa giải là thành viên CLB tham gia sinh hoạt đều đặn, tại các buổi sinh hoạt được ban chủ nhiệm là cán bộ tư pháp, địa chính truyền đạt những kiến thức pháp luật, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương liên quan trực tiếp tới người dân, hộ dân và trao đổi những vụ việc mâu thuẫn phát sinh trong các thôn, xóm để các thành viên nắm được phân công những người có uy tín tham gia hòa giải. Các thành viên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm hòa giải. Từ những hoạt động đó các thành viên là những tuyên truyền viên trao đổi, phổ biến cho hội viên, nông dân trong chi, tổ hội của mình, khi có những mâu thuẫn phát sinh được hòa giải kịp thời.

Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 26/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “Tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân” các cấp Hội Nông dân Hà Nội đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của TW Hội, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố và sự phối hợp của các Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên & Môi trường và Thanh tra thành phố, cấp ủy, chính quyền các cấp; phòng Tư Pháp, Thanh tra và Tài nguyên & Môi trường các quận, huyện, thị xã và cơ sở. Công tác Hội và phong trào nông dân phát triển, các hoạt động của Hội đã trở nên phong phú, thiết thực hơn. Trình độ cán bộ Hội được nâng lên về mọi mặt. Cán bộ Hội các cấp sâu sát cơ sở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân, chia sẻ và giúp hội viên giải quyết vướng mắc, bức xúc, tạo niềm tin của dân đối với cán bộ và tổ chức Hội.

 

                                                      Huy Hà

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp