Thanh Hoá: Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị 26/CT-TTg
09:53 - 16/11/2011
Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện Chỉ thị 26/CT-TTg, tỉnh Hội đã chủ động xây dựng chương trình phối hợp số 01 ngày 17/6/2002 với Thanh tra, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh phối hợp thực hiện Chỉ thị 26 trên địa bàn tỉnh.

Bám sát chức năng, nhiệm vụ của mình từng ngành đã xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện, bước đầu đã đạt được một số kết quả; Thành lập Ban chỉ đạo, kiện toàn bộ máy hoạt động từ tỉnh xuống cơ sở, bốn ngaàn cấp tỉnh đều có Ban chuyên môn tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo, phối hợp tiếp nông dân, nắm bắt tình hình băn khoăn, bức xúc của nông dân, tư vấn, trợ giúp pháp lý tham gia hoà giải và giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân. Để tăng cường hơn nữa trong việc phối hợp tạo điều kiện để Hội nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân, thực hiện công văn 1502/TTg ngày 15/10/2007 HND tỉnh đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá ban hành Quyết định số 3237/QĐ-UBND Ngày 17/10/2008 về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 26/CT-TTg của tỉnh có 8 đồng chí do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban, Chủ tịch HND làm Phó ban trực, các thành viên là lãnh đạo chủ chốt các Ban, ngành cấp tỉnh: Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp, Tài Nguyên và môi trường, Công an tỉnh, Sở Tài chính, Văn phòng UBND tỉnh. Với trách nhiệm là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 26/CT-TTg của tỉnh, HND đã tham mưu cho Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 26 ra Quyết định số 917/QĐ-BCĐ ngày 27/3/2009 phê duyệt Kế hoạch tăng cường phối hợp tạo điều kiện để HND các cấp tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên thực hiện nhiệm vụ. ĐỒng thời tham mưu cho Ban chỉ đạo tỉnh có văn bản chỉ đạo Chủ tịch UBND các cấp, Ban, ngành chức năng phối hợp với HND cùng cấp để tổ chức thực hiện tiếp nông dân, phổ biến PL, tham gia hoà giải và giải quyết khiếu nại tố cáo của hội viên, nông dân.

Được sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương Hội, tỉnh Hội chỉ đạo các cấp Hội xây dựng được 15 mô hình điểm thực hiện Chỉ thị 26/CT-TTg đại diện các vùng, miền trong tỉnh, thành lập Ban chỉ đạo 26/CT-TTG cấp xã có 7-9 đ/c do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban chỉ đạo, đ/c Chủ tịch HND làm Phó ban trực, các thành viên cơ cấu các Ban, ngành liên quan, xây dựng Quy chế phối hợp với chính quyền tổ chức thực hiện, thành lập Câu lạc bộ “Nông dân với PL” để tuyên truyền, phổ biến giáo dục PL, tham gia các hoạt động hoà giải đem lại hiệu quả thiết thực cho bà con nông dân, tiêu biểu như mô hình điểm xã Đông Hưng, huyện Đông Sơn tham gia tiếp công dân đều đặn, tổ chức được 7 lớp tuyên truyền phổ biến giáo dục PL cho 450 người tham gia học tập, phối hợp hoà giải được 18 vụ việc, giải quyết được 10 đơn thư khiếu kiện, vận động được 64 hộ nông dân bàn giao mặt bằng 5 ha diện tích đất xây dựng công trình đúng tiến độ. Đến nay 15 xã điểm thực hiện Chỉ thị 26/CT-TTg không có khiếu nại tố cáo trong nông dân.

Hàng năm các cấp Hội phối hợp các Ban, ngành chức năng tổ chức tiếp dân từ 2.300 đến 2.500 lượt người để giải quyết những băn khoăn vướng mắc, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho nông dân được 142 buổi, phối hợp tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động tại cộng đồng thôn, bản, làng, giải quyết và tháo gỡ được 498 vụ việc vướng mắc mâu thuẫn của nông dân để họ nắm được những vấn đề liên quan và ứng xử cho phù hợp, đúng pháp luật. Đẩy mạnh các hoạt động của 297 Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở xã và 15 Câu lạc bộ nông dân với PL đi vào hoạt động có nề nếp, định kỳ sinh hoạt nâng cao chất lượng hoạt động đội ngũ báo cáo viên PL cấp tỉnh, huyện và tuyên truyền viên ở cơ sở.

Phối hợp tập trung củng cố, kiện toàn 632 Ban hoà giải ở xã và 5.760 tổ hoà giải thôn, bản, làng với 31.680 hoà giải viên. Đây là lực lượng nòng cốt tại cơ sở làm giảm thiểu khiếu kiện động người, vượt cấp. Thông qua phương pháp kiên trì vận động, thuyết phục bằng nhiều hình thức hoà giải linh hoạt của các thành viên để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu của các bên có tranh chấp từ đó động viên các bên tự hoà giải. Trong năm 2011 đã phối hựop hoà giải được 820/974 vụ việc đạt 84% góp phần ổn định an ninh trật tựu, chính trị xã hội ở nông thôn trong tỉnh. Qua số liệu của các huyện, thị thành và các sở, ban ngành trong tỉnh, thời gian qua tiếp nhận 2261 đơn, số vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính là 786 vụ việc, đơn thuộc thẩm quyền Hội giải quyết 703/786 vụ đạt 89,4% trong đó các cấp Hội Nông dân đã tiếp nhận 230 đơn, thuộc thẩm quyền Hội giải quyết 72 đơn còn 158 đơn chuyển các ngành chức năng giải quyết. Nội dung khiếu kiện liên quan đến đai chiếm 80% trong tổng số đơn thư.

Xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư; Tăng cường PBGDPL về khiếu nại, tố cáo; Phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của Tủ sách pháp luật, câu lạc bộ pháp luật và tổ hoà giải cơ sở.... Tiếp tục tạo sự chuyển biến căn bản trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân, góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội; PBGDPL cho cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của bộ máy Nhà nước./.

 

Hà Duyên

 

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp