|
Hội nghị tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật Ảnh minh họa |
Đồng thời chỉ đạo Hội ND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai ở cấp mình và chỉ đạo Hội ND cơ sở triển khai đến cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn.
Ban Thường vụ Hội ND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai cho các đồng chí trong Ban Chấp hành các huyện, thành phố. Hội ND các cấp phối hợp với các ban, ngành ở địa phương tổ chức tuyên truyền được 1.662 cuộc, có khoảng 44.748 lượt cán bộ, hội viên, nông dân tham dự.
Ngoài ra, Hội ND tỉnh còn chỉ đạo Hội ND các huyện, thành phố tăng cường công tác giám sát mặt hàng vật tư nông nghiệp, đặc biệt là phân bón và chỉ đạo Hội ND các xã, phường, thị trấn nắm bắt tình hình phản ánh của hội viên, nông dân có liên quan đến việc kinh doanh và sử dụng phân bón kém chất lượng, phân bón giả trên địa bàn, kịp thời báo cáo về huyện, thành phố để phối hợp ngành chức năng kiểm tra, xử lý.
Điển hình làm tốt công tác trên là Hội ND huyện Trảng Bàng. UBND huyện phân công nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức các phòng, Ban chuyên môn trong quản lý phân bón; tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh phân bón trên địa bàn ký cam kết thực hiện các quy định của Nhà nước về đảm bảo chất lượng phân bón. Song song đó, huyện cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo 389 về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
UBND huyện còn thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập huấn, Hội thảo cho người dân sử dụng phân bón tại các Tổ hợp tác, Hợp tác xã như mô hình liên kết thâm canh lúa gắn với Cánh đồng lớn và vùng lúa chất lượng cao đạt tiêu chuẩn VietGap năm 2017; mô hình sản xuất tiêu chuẩn VietGap trên rau… Ngoài ra, ngành nông nghiệp còn phối hợp mở các lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn (lúa, ớt, rau an toàn, mè…).
Đồng thời phối hợp với các Công ty phân bón tổ chức Hội thảo về sử dụng phân bón. Qua đó, hướng dẫn cách thức sử dụng phân bón hiệu quả nhất, góp phần giảm tối đa chi phí đầu vào cho việc sản xuất hàng nông sản, giúp tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm và không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Bên cạnh đó, huyện còn chỉ đạo Trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Đội quản lý thị trường có giải pháp đồng bộ để quản lý và kiểm soát tình hình, kiềm chế những biến động về giá cả, cung, cầu ổn định, đáp ứng nhu cầu của người sản xuất. Đồng thời, đề nghị các cơ quan chuyên môn rà soát, cập nhật, bổ sung, lập hồ sơ, quản lý đại lý phân bón ở từng xã, thị trấn, quản lý chặt chẽ tình hình quảng bá kinh doanh phân bón trên địa bàn.
Huyện Trảng Bàng còn thường xuyên phối hợp với các Đoàn kiểm tra của tỉnh tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh phân bón, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, nơi có ít thông tin về phân bón (Phước Chi, Phước Lưu, Bình Thạnh) để các hoạt động kinh doanh phân bón của các địa lý đi vào nền nếp như: Đăng ký kinh doanh; bao bì sản phẩm; chứng nhận hợp quy; dụng cụ, thiết bị đựng, lưu giữ; các biện pháp xử lý bao bì, vỏ chai, lọ và phân bón đã quá hạn sử dụng; kho chứa đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; phòng cháy chữa cháy; nhãn mác; nguồn gốc xuất xứ phân bón; chế độ ghi chép; chứng từ đầy đủ.
Cùng với việc triển khai các hoạt động giám sát, Ban Thường vụ Hội ND các cấp còn tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền với nhiều hình thức như: Góp ý trực tiếp tại các buổi tọa đàm, tiếp xúc cử tri, đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân.
Đồng thời, tham gia đóng góp dự thảo: Quy chế tiếp xúc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức Chính trị- xã hội; xây dựng Nghị quyết chính sách hỗ trợ lãi xuất phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh…
Trong năm 2018, các cấp Hội trong tỉnh tiếp tục quán triệt sâu, rộng Quyết định 217, 218 của bộ Chính trị, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của cán bộ Hội các cấp và hội viên, nông dân.
Đồng thời, phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và các cơ quan chức năng tập huấn cho cán bộ, hội viên, nông dân về phương pháp giám sát và phản biện xã hội; phương pháp nhận biết các sản phẩm vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng; phương pháp sử dụng vật tư nông nghiệp hiệu quả, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.Vận động, hướng dẫn nông dân tham gia giám sát, phát hiện các tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý.