|
Việc tham gia có hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương (Ảnh minh họa) |
Trong đó, các cấp Hội đã phối hợp với các ngành triển khai công tác tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt, đội ngũ báo cáo viên, Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”, qua hệ thống phát thanh, truyền hình, các lớp tập huấn.
Nội dung tuyên truyền, phổ biến tập trung vào: Luật đất đai, luật Khiếu nại, luật Tố cáo, luật Hôn nhân và gia đình, các chương trình, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Bên cạnh đó, thông qua công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật được các cấp Hội triển khai với những điểm mới tại một số luật như: Luật Hòa giải cơ sở, Luật tiếp công dân, Luật Đất đai sửa đổi. Đến nay, các cấp Hội đã tuyên truyền pháp luật 503 cuộc cho trên 14.000 lượt người tham dự.
Hội ND tỉnh còn phối hợp với Hội Luật gia tỉnh tổ chức hai cuộc tư vấn, trợ giúp pháp lý miền phí tãi xã Phổ Sơn, huyện Hòn Đất và phường Vĩnh Thông, thành phố Rạch Giá cho trên 130 lượt người có vướng mắc về pháp luật; tổ chức hai cuộc tư vấn, trợ giúp pháp lý miền phí cho gần 300 cán bộ, hội viên, nông dân vùng biên giới, hải đảo tại 4 huyện, thị xã như: Kiên Hải, Giang Thành, Hà Tiên, Phú Quốc tham dự.
Ngoài ra, tỉnh Hội còn cung cấp trên 1.000 đầu sách và 3.000 tờ bướm tuyên truyền các loại từ nguồn tài liệu tuyên truyền của Trung Hội Nông dân Việt Nam cho các Câu lạc bộ và các Tổ cộng tác viên.
Nhìn chung, công tác phối hợp, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý từng bước đi vào nề nếp. Hội ND tỉnh phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc Sở tư pháp tỉnh tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã có nhiều khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể Hội ND tỉnh tham gia trợ giúp pháp lý cho 11 hộ dân khiếu nại tại xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành và huyện Hòn Đất.
Qua đó từng bước giúp hội viên, nông dân hiểu và thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần hạn chế tình trạng khiếu kiện sai và vượt cấp.
Ngoài ra, Hội ND tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ về thực hiện Quyết định 81 của Thủ tướng Chính phủ cho 145 người dự gồm cán bộ cơ sở Hội tham dự. Nhìn chung, qua triển khai, quán triệt, đã tạo được sự đồng thuận, nhất trí của các cấp, các ngành. Qua đó vai trò, vị trí của Hội ngày càng được khẳng định.
Việc tham gia có hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân, nhất là hòa giải những vụ tranh chấp nhỏ trong nội bộ nông dân với tỷ lệ hòa giải thành cao đã góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Hội ND tỉnh tích cực tham gia công tác tiếp dân, hòa giải. Trên cơ sở đó, tỉnh Hội đã thành lập tổ tiếp công dân gồm 3 thành viên do đồng chí Phó Chủ tịch Hội ND làm tổ trưởng.
Từ đầu năm đến nay, các cấp Hội tổ chức được 75 cuộc tiếp 255 hội viên, nông dân. Trong đó lãnh đạo Hội ND tỉnh tham dự đầy đủ các cuộc đối thoại của công dân với Chủ tịch UBND tỉnh trước khi ban hành quyết định, có trên 100 công dân được trực tiếp bày tỏ ý kiến và tham gia đầy đủ các cuộc họp của Tổ tư vấn giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh với trên 250 vụ việc được đưa ra lấy ý kiến.
Qua công tác tiếp dân, các cấp Hội đã tuyên truyền, vận động hội viên nông dân chấp hành và tuân thủ trình tự pháp luật, khiếu nại tố cáo đúng cơ quan, đúng cấp có thẩm quyền, hạn chế đơn thư khiếu nại vượt cấp, được cán bộ, hội viên nông dân đồng thuận cao.
Trong quá trình thực hiện Quyết định 81 của Thủ tướng Chính phủ, Hội ND các cấp coi công tác hòa giải cơ sở là nhiệm vụ trọng tâm. Phát huy thế mạnh của tổ chức Hội, các cấp Hội đã vận động, thuyết phục, vận động hội viên, nông dân thông qua nhiều hình thức hòa giải như: Dựa trên tình làng nghĩa xóm, anh em thân tộc, qua người có uy tín, phối hợp với chính quyền, các đoàn thể tham gia hòa giải được 1.051 cuộc, hòa giải thành 997 cuộc mâu thuẫn trong nội bộ nông dân
Đến nay toàn tỉnh đã xây dựng 41 Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” tại 15 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn. Thông qua mô hình này, cán bộ, hội viên, nông dân cùng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, thông tin pháp luật góp phần nâng cao nhận thức, hành vi ứng xử của các thành viên làm nòng cốt để tuyên truyền, phổ biên giáo dục pháp luật nhằm đảm bảo đoàn kết nội bộ, đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật ở nông thôn.
Có thể thấy, việc phối hợp giữa Hội ND với UBND các cấp, các ban, ngành đoàn thể trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân từng bước đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả thiết thực góp phần giải quyết những bức xúc của nông dân, đẩy mạnh tuyền truyền chính sách pháp luật vào thực tiễn cuộc sống.