Hà Giang: Nhìn lại 6 năm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
08:38 - 28/09/2017
Căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động hàng năm của Hội và tình hình thực hiện và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của đông đảo bà con hội viên nông dân, hằng năm Hội Nông dân tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với các ngành chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt các nội dung tuyên truyền giáo dục phổ biến pháp luật đến bà con hội viên nông dân.
Hội đẩy mạnh các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (Ảnh minh họa, nguồn Internet)


Xác định rõ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về hoạt động PBGDPL, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong đó, trách nhiệm là  của toàn bộ hệ thống chính trị, mọi công dân có quyền được thông tin pháp luật và yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin về pháp luật; có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật. Hằng năm Hội Nông dân tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức Ngày Pháp luật theo nội dung chủ đề của TW Hội Nông dân Việt Nam hướng dẫn.

 
Hình thức tổ chức  tuyên truyền trên Bản tin Công tác Hội của Hội Nông dân tỉnh, tổ chức tọa đàm, sinh hoạt chi tổ hội và các hình thức phù hợp khác về Hiến pháp, Ngày Pháp luật, tập huấn kiến thức pháp luật, khẳng định vai trò của pháp luật gắn với đời sống của hội viên nông dân. Thực hiện các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan về Ngày pháp luật, chủ đề, khẩu hiệu Ngày pháp luật qua hệ thống áp phích, băng Zôn tại trụ sở cơ quan, tuyến đường phố chính, nơi công cộng. Tổ chức tọa đàm, cung cấp tài liêu Pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tổ chức các chương trình đối thoại Chính sách trực tiếp giữa cơ quan Nhà nước với hội viên nông dân, vận động cán bộ, hội viên nông dân chấp hành Pháp luật trong một số lĩnh vực pháp luật cụ thể, thông qua các phong trào và hoạt động của Hội Nông dân các cấp. Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, Hội Nông dân tham gia hòa giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo của hội viên nông dân… qua đó nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của cán bộ, hội viên nông dân.
 
 
Đội ngũ báo cáo viên, cán bộ Hội làm công tác PBGDPL ở 3 cấp gồm 235 người. Số tuyên truyền viên cấp chi hội là 2.043 người, với mục đích tuyên truyền đến hội viên, nông dân nâng cao nhận thức chính sách pháp luật nói chung và luật khiếu nại tố cáo nói riêng, nhằm giúp nông dân hiểu và thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, từng bước giảm dần khiếu kiện của nông dân khắc phục tình trạng khiếu kiện vượt cấp. Đồng thời phát huy vai trò làm chủ của nông dân trong việc thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ Hội các cấp trong việc  thực hiện các nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân theo Điều lệ, phát huy vai trò chức năng của Ban Kiểm tra Hội Nông dân các cấp. Hội Nông dân tỉnh đã tham mưu với Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 26/2001- CP/TTg về việc tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấptham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân và Quyết định 81/2014-CP/TTg về việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân, tại tỉnh mở được 83 lớp tập huấn kiến thức phổ biến Luật Khiếu nại, luật tố cáo, Luật đất đai, Quy chế dân chủ cơ sở... cho  trên 4.150 người là cán bộ cơ sở (Phó chủ tịch, chi hội trưởng chi hội nông dân, Ban chủ nhiệm, thành viên câu lạc bộ “Nông dân tìm hiểu pháp luật” và hội viên nông dân.
  
 
Những năm qua, các cấp Hội trong tỉnh đã tuyên truyền tới cán bộ, hội viên về Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà Nước và Nghị quyết của Hội; Tuyên truyền Hiến pháp năm 2013; Luật đất đai 2013( sửa đổi); Tuyên truyển về chủ quyền biển đảo; Tuyên truyền pháp luật cho trên 735.000 lượt người; Trợ giúp pháp lý được cho trên 13.500 lượt người. Hội Nông dân các cấp tham gia hòa giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo của hội viên nông dân được 4.450 vụ, chủ yếu là tranh chấp trong nội bộ nông dân liên quan đến đất đai; qua đó tuyên truyền nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của cán bộ, hội viên nông dân.
  
 
Phát huy tốt vai trò của tổ chức Hội trong việc giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Hội Nông dân tỉnh thường xuyên tổ chức triển khai đầy đủ các văn bản của Trung ương và của tỉnh đến các cấp Hội nhằm tuyên truyền cho hội viên, nông dân nhận thức đúng đắn việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, từ đó tạo sự chuyển biến tích cực trong mọi hoạt động, góp phần thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở. Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cấp Hội tham gia triển khai thực hiện Quyết định số 217, 218 của Bộ chính trị về tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và  thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.
  
 
Phát hành 14.000  cuốn Bản tin công tác Hội để phục vụ công tác thông tin tuyên truyền, và làm tài liệu phục vụ sinh hoạt của Hội ở cơ sở. Duy trì và nâng số lượng, chất lượng nội dung tuyên truyền của trang thông tin điện tử của Hội nông dân tỉnh.

 
Hiện nay toàn tỉnh có 2.043 tổ hòa giải gắn với chi Hội Nông dân với 4.086 tổ viên.Với những hình thức và phương pháp tuyên truyền phù hợp, đã thu hút được đông đảo hội viên nông dân tham gia các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại cơ sở, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, và tích cực tham gia chương trình chung sức xây dựng nông thôn mới.
Trung Anh
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp