Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại cơ sở
15:16 - 31/07/2015
Trong những năm qua, Trung ương Hội Nông dân VN đã phối hợp với Hội Nông dân các tỉnh Lâm đồng, Tiền Giang, Thái bình và Hải Dương xây dựng và duy trì  04 mô hình điểm pháp luật và xây dựng 10 câu lạc bộ nông dân với pháp luật tại  các tỉnh Bắc Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Bình Thuận và Cà Mau. 

Ảnh minh hoa
(KNTC) Ưu tiên việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật ngay tại cơ sở, Trung ương Hội đã gắn việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp và xây dựng, củng cố mạng lưới, mô hình tuyên truyền pháp luật tại thôn, ấp, cơ sở.

Mô hình điểm “Vận động nông dân chấp hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất lương thực, thực phẩm” là một nội dung quan trọng trong Kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án 3 của Trung ương Hội giai đoạn 2013 đến 2016. Đến nay, Ban Chỉ đạo Tiểu Đề án 3 đã phối hợp với Hội Nông dân các tỉnh Lâm Đồng, Tiền Giang, Thái Bình và Hải Dương xây dựng và duy trì 04 mô hình điểm “Vận động nông dân chấp hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất lương thực, thực phẩm”. Tiêu chí về xây dựng mô hình điểm phù hợp với thực trạng sản xuất của nông dân hiện nay.

Ban Chỉ đạo đã quyết định xây dựng 04 mô hình tại  xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng; xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang;  xã Tân Hòa , huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình; xã Nam Trung, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Trên cơ sở hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Tiểu Đề án 3 Trung ương Hội, Hội Nông dân các tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội, phối hợp với Đảng ủy, chính quyền địa phương thành lập Ban Chỉ đạo ở xã và kế hoạch chi tiết xây dựng mô hình. Nội dung xây dựng và tổ chức ký quy chế phối hợp giữa Hội Nông dân với Ủy ban nhân dân xã, các ban, ngành, đoàn thể “Vận động nông dân chấp hành pháp luật vệ sinh, an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm”; thành lập Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”  từ  50 thành viên do Chủ tịch Hội Nông dân xã làm chủ nhiệm, cơ cấu một số thành viên các ban, ngành, đoàn thể của xã tham gia. Xây dựng quy chế hoạt động câu lạc bộ, tổ chức tập huấn cho Ban Chủ nhiệm, thành viên Câu lạc bộ về nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, điều hành Câu lạc bộ.

Ban Chỉ đạo của tỉnh phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý, phòng Tư pháp huyện, Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm khuyến nông, Trạm thú y và các ban, ngành liên quan tổ chức các cuộc tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân tại mô hình; tổ chức các lớp tập huấn kiến thức quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm, các lớp tuyên truyền chuyển giao kiến thức về sản xuất chất lượng cao, kiến thức về Luật An toàn thực phẩm cho hội viên nông dân các cơ sở. Đặc biệt, Ban chỉ đạo mô hình tổ chức cho hội viên, nông dân trong xã ký cam kết chấp hành pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm như:  không gây ô nhiễm môi trường, thực hiện các biện pháp xử lý chất thải theo quy định....Hàng năm tại mô hình, Ban Chỉ đạo đã  tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đánh giá kết quả hoạt động của mô hình và rút kinh nghiệm cho thực hiện những năm sau.
Bên cạnh việc xây dựng mô hình điểm pháp luật, nhằm củng cố và phát triển hoạt động tuyên truyền, tư vấn pháp luật của mạng lưới tuyên truyền viên nòng cốt tại cơ sở, năm 2014 và 2015, Trung ương Hội đã phối hợp với Hội Nông dân các tỉnh Bắc Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Bình Thuận và Cà Mau xây dựng và duy trì hoạt động của 10 Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật tại các xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn, Xã Dĩnh Trì, TP Bắc Giang (Bắc Giang); xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình, Xã Lương Thiện, huyện  Sơn Dương (Tuyên Quang); Xã Đông Ninh và xã Đông Khê, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa);  Xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, thị trấn  Đức Tài, huyện  Đức Linh (Bình Thuận); TT Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, TT Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân (Cà Mau).

 Tại các câu lạc bộ, phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, Trung ương Hội đã chỉ đạo, hướng dẫn các nội dung hoạt động của các Câu lạc bộ, duy trì sinh hoạt định kỳ; tổ chức tư vấn, giải đáp và tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước, văn bản của các cấp Hội và của địa phương; tổ chức chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất, kinh doanh... cung cấp sách, sổ tay nghiệp vụ, sổ tay phổ biến pháp luật làm tài liệu cho câu lạc bộ sinh hoạt, tuyên truyền pháp luật.

 
Như vậy, bằng việc chỉ đạo và triển khai của  Trung ương Hội phối hợp với Hội Nông dân các tỉnh, thành xây dựng, tổ chức tuyên truyền pháp luật tại cơ sở qua đó  nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyền truyền, phổ biến pháp luật tạo sự chủ động, linh hoạt trong tổ chức, điều hành các hoạt động, lựa chọn các hình thức phù hợp, hấp dẫn, hiệu quả với đối tượng nông dân góp phần tạo nên thói quen sinh hoạt tìm hiểu pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, hội viên, nông dân.
 
                                                                                
Hoàng Linh
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp