Hội chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hội viên nông dân
Xác định công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho hội viên nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hội. Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình chú trọng đẩy mạnh, đa dạng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn Hội Nông dân các huyện, thành phố triển khai công tác tuyên truyền.
Thông qua hội nghị ở các xã, phường, thị trấn, lồng ghép tuyên truyền vào nội dung sinh hoạt chi hội, tổ, nhóm, CLB nông dân. Năm qua, Hội phối hợp với cơ quan tư pháp, tài nguyên môi trường các cấp tổ chức 7.736 buổi tuyên truyền, kết hợp lồng ghép với sinh hoạt tại các thôn, bản phổ biến kiến thức pháp luật cho 704.250 lượt hội viên về pháp luật đất đai, hình sự, phòng chống ma túy, phòng chống buôn bán người, quy chế dân chủ, phối hợp tổ chức 1.050 buổi tuyên truyền về pháp luật cho 86.470 lượt hội viên, trợ giúp pháp lý cho 7.022 hội viên nông dân trong tỉnh về các lĩnh vực hình sự, thừa kế, đất đai.
Đã có trên 75% Hội Nông dân cơ sở triển khai hiệu quả kế hoạch phối hợp trợ giúp pháp lý cho 85% cán bộ, hội viên, nông dân và đối tượng chính sách. Bên cạnh đó tổ chức 3 cuộc giao lưu tuyên truyền phòng chống tội phạm theo hình thức sân khấu hóa tại các huyện Tân Lạc, Cao Phong và Kim Bôi thu hút gần 3.500 người dân tham dự, cổ vũ.
Trong năm 2013, Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào DTTS” đã được các cấp, các ngành ở Hòa Bình triển khai đồng bộ, đạt kết quả tốt. Hội Nông dân tỉnh tổ chức và chỉ đạo Hội Nông dân huyện - xã tổ chức trên 880 buổi giới thiệu, tập huấn pháp luật cho hơn 92.000 lượt hội viên và tổ chức trợ giúp pháp lý cho hơn 6.000 lượt hội viên đồng bào DTTS; Công an tỉnh đã tổ chức 52 buổi tuyên truyền pháp luật về phòng chống mua bán người, Luật Cư trú cho người dân nông thôn và đồng bào DTTS, với hơn 10.000 người tham gia…
Các CLB Pháp luật, tổ hòa giải cơ sở đã tổ chức hàng ngàn cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hòa giải thành công hàng ngàn vụ xích mích, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ở các vùng nông thôn. Đặc biệt, thông qua các cuộc thi tìm hiểu Luật An toàn GTĐB, thi tìm hiểu “Nông dân với kiến thức pháp luật”… từ cơ sở đến tỉnh đã thu hút hàng ngàn thí sinh tham gia dự thi, hàng chục ngàn người xem; cổ động viên đã có tác dụng to lớn trong việc đưa pháp luật về cơ sở, thấm sâu vào cuộc sống của cộng đồng dân cư.
Thời gian qua, các cấp HND Quảng Ninh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến hội viên nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của nông dân, góp phần giảm khiếu kiện, ổn định an ninh trật tự ở nông thôn. Các cấp Hội đã phối hợp tổ chức trên 200 buổi tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, hội viên nông dân của 84 cơ sở Hội trong tỉnh về một số nội dung: Luật Khiếu nại - tố cáo, Luật Hôn nhân - gia đình, Luật Đất đai, chính sách liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng…
Cùng với công tác tuyên truyền, hoạt động hoà giải ở cơ sở, xây dựng tủ sách pháp luật được các cấp Hội thực hiện có kết quả. HND tỉnh xây dựng được 21 CLB nông dân với pháp luật với hơn 1.000 thành viên (là cán bộ, hội viên có uy tín), đây là những hoà giải viên, nòng cốt trong công tác tuyên truyền pháp luật ở cơ sở.
CLB sinh hoạt định kỳ mỗi tháng một lần, là nơi nông dân tìm hiểu về chính sách pháp luật, trao đổi tháo gỡ vướng mắc về pháp luật và tư vấn pháp luật cho hội viên nông dân. Các cấp Hội đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền tiếp nhận đơn thư khiếu nại của nông dân, chủ động sâu sát địa bàn thôn, xóm, nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư của nông dân, giải thích hướng dẫn và giải quyết kịp thời.
Nhằm giúp nông dân nâng cao kiến thức và tham gia giao thông an toàn, Hội Nông dân thành phố Cần Thơ vừa xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức tập huấn tuyên truyền viên về ATGT năm 2014 cho hội viên và nhân dân .
Theo đó, các cấp Hội Nông dân thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật về trật tự ATGT, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân khi tham gia giao thông, để phong trào "Toàn dân tham gia đảm bảo trật tự ATGT" phổ biến rộng khắp thành phố.
Nâng cao trách nhiệm phối hợp giữa Ban ATGT với Hội Nông dân thành phố trong vận động hội viên và nhân dân tham gia đảm bảo trật tự ATGT, góp phần kiềm chế tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Xây dựng thói quen cư xử văn hóa, đúng pháp luật, xóa bỏ thói quen tùy tiện vi phạm quy tắc giao thông, hình thành ý thức tự giác chấp hành pháp luật về ATGT khi tham gia giao thông.
Minh Thắm