Tuyên Quang: Kết quả công tác trợ giúp pháp lý lưu động quý I/2014
12:12 - 10/04/2014
Thực hiện Luật TGPL và Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trong những năm qua, công tác TGPL lưu động tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những hình thức TGPL được Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Tuyên Quang chú trọng thực hiện, kết quả đã mang lại hiệu quả cao.

Mục đích của TGPL lưu động là nhằm đưa công tác TGPL hướng về cơ sở, tạo thuận lợi cho đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với hoạt động TGPL nhằm khắc phục những khó khăn về giao thông và điều kiện đi lại, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đồng bào trong việc tiếp cận với pháp luật để bà con có thể nhanh chóng được giúp đỡ, hướng dẫn, giải đáp những vướng mắc pháp luật mỗi khi có nhu cầu, kịp thời giải tỏa những bức xúc ngay tại cơ sở.

Trong quý I/2014, Trung tâm TGPL nhà nước đã xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện được 06 đợt TGPL lưu động đến 12 địa điểm cụm dân cư thôn, bản của 06 xã: Minh Dân, Bạch Xa, Tân Thành, Bằng Cốc, Thái Sơn, Đức Ninh, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Kết quả đã thực hiện TGPL được 79 vụ việc cho 79 người; tuyên truyền pháp luật trực tiếp gắn với TGPL cho 762 lượt người và phát 6300 tờ gấp tuyên truyền pháp luật cho công dân; Luật TGPL ra đời đã tạo nên những chuyển biến lớn đối với hoạt động TGPL ở nhiều mặt, đã mở rộng hơn đối tượng phục vụ của hoạt động TGPL, phạm vi, phương thức TGPL được thực hiện trong hầu hết các lĩnh vực pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc thiểu số, tuy nhiên việc quy định cụ thể trong Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn thi hành: Người dân tộc thiểu số không phân biệt nơi sinh sống tại các vùng, miền. Khi có yêu cầu đều được TGPL, bởi lẽ trong nhưng năm tới đây một số nhóm đối tượng thuộc diện TGPL như người có công với cách mạng, người tàn tật... sẽ giảm đi. Hoặc đề nghị quy định cụ thể trong Luật, các văn bản hướng dẫn về các (tên, nhóm vụ việc TGPL cụ thể) người dân tộc thiểu số nói chung, không phân biệt nơi sinh sống được TGPL khi có yêu cầu.

 Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cách thức thực hiện TGPL cho người dân tộc thiểu số. Luật TGPL cũng cần cụ thể hóa các quy định về mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với tổ chức thực hiện TGPL để huy động các cơ quan, tổ chức này tham gia vào công tác TGPL, bởi trong thực tiễn việc tham gia của các cơ quan, tổ chức này chưa được thường xuyên, liên tục, rộng khắp, chất lượng hiệu quả chưa cao, tính bền vững chưa bảo đảm.

Qua các đợt TGPL lưu động đã thực hiện có hiệu quả hoạt động tư vấn, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc pháp luật trong cộng đồng và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trực tiếp cho công dân, góp phần tích cực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giảm bớt khiếu kiện vượt cấp, đồng thời đưa các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, từng bước nâng cao nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.

 

 

Duy Đức

 

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp