Hội ND Sóc Trăng với công tác giải quyết tố cáo
15:38 - 04/07/2013
Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng xác định công tác kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ thường xuyên của tổ chức Hội.


 Bởi công tác kiểm tra có vai trò rất quan trọng trong công tác xây dựng tổ chức Hội vững mạnh và hoạt động của các phong trào nông dân.

Đồng thời gắn công tác kiểm tra với việc triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 26/2001/CT-Tg của Thủ tướng Chính phủ về việc “Tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân” là điều kiện, là tiền đề thuận lợi để Hội Nông dân các cấp phát huy vai trò nòng cốt trong tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân, góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn Sóc Trăng.

 

Quán triệt tinh thần Quyết định số 315-QĐ/HND ngày 07/5/2009 quy định về công tác kiểm tra và kỷ luật của Hội Nông dân Việt Nam. Từ sau Đại hội, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng đã chỉ đạo thành lập và củng cố kiện toàn Ban Kiểm tra của Hội Nông dân các cấp.
 
Xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát hàng năm, tập trung kiểm tra, giám sát chuyên đề, kiểm tra định kỳ, đột xuất, tham gia với Đoàn đại biểu Quốc Hội, Hội đồng Nhân dân tỉnh, Giám sát việc thực hiện Chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Giám sát trong việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; Giám sát tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; Giám sát việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 (khóa X), về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Giám sát về thực hiện quy định của Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân liên quan đến đất đai, về sử dụng đất rừng ven biển, đất cho thuê, trạm trại và giám sát thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở, theo Pháp lệnh 34 của Quốc hội, kiểm tra, giám sát việc “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, theo tinh thần Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị trong hội viên, nông dân, gắn với thực hiện 04 tiêu chí  Đoàn kết – Cần kiệm – Năng động – Sáng tạo do Hội Nông dân tỉnh phát động; kết quả trong nhiệm kỳ kiểm tra 9.642 cuộc, cụ thể là ở cấp tỉnh 383 cuộc, cấp huyện 777 cuộc, cơ sở 2.636 cuộc, chi Hội 5.846 cuộc). 




Nhiều huyện và cơ sở đã làm tốt công tác kiểm tra, điển hình như: Hội Nông dân huyện Long Phú; huyện Ngã Năm; Hội Nông dân xã Phú Hữu, huyện Long  Phú….

 

Qua thực hiện công tác Kiểm tra và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân, có những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm như sau:Về thuận lợi: Chỉ thị 26/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho Hội Nông dân các cấp phối hợp chính quyền, các ngành chức năng tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân. Sự  lãnh đạo của Cấp ủy Đảng và chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời của Ban Thường vụ, sự hướng dẫn nghiệp vụ của Ban Kiểm tra Trung ương Hội, sự phối hợp nhịp nhàng của các cấp Chính quyền; từ đó tạo điều kiện cơ sở pháp lý cho Hội tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân.

 

 Sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo, trách nhiệm và quyết tâm thực hiện nhiệm vụ của Ban Thường vụ - Ban Chấp hành Hội Nông dân các cấp trong việc chấp hành và thực hiện Điều lệ, Quy chế, Quy định công tác Hội và phong trào nông dân và công tác kiểm tra và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân . 

 

Hòa Lân

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp