Nghệ An: Triển khai gần 6.900 cuộc kiểm tra năm 2016
10:48 - 08/12/2016
 
(KNTC) Xác định công tác kiểm tra, giám sát là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Hội và phong trào nông dân, ngay từ đầu quý I năm 2016 Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo Ban kiểm tra tỉnh Hội, giao cho các Ban chuyên môn xây dựng chương trình công tác kiểm tra, giám sát. Hướng dẫn Hội Nông dân các huyện thành, thị Hội thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra giám sát đối với các cấp Hội. Tổ chức kiểm tra định kỳ thường xuyên và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, coi đây là một trong những điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho hội viên nông dân.
 


Trong năm 2016 các cấp Hội đã tiến hành 6887 cuộc kiểm tra. Trong đó: cấp tỉnh 45 cuộc, cấp huyện 1162 cuộc, cấp cơ sở 5680 cuộc. Nội dung tỉnh Hội tiến hành kiểm tra bao gồm: Kiểm tra bổ sung quy chế của Ban Chấp hành, Ban kiểm tra ở 21 huyện, thành, thị Hội và một số cơ sở Hội; kiểm tra rà soát và điều chỉnh chỉ tiêu giao; kiểm tra, thực hiện nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt và các hoạt động Hội, xây dựng chương trình kế hoạch công tác năm 2016 ở 21 huyện, thành, thị Hội và một số cơ sở Hội.
 


Thực hiện chủ trương của Thường trực, cán bộ tỉnh Hội tích cực trực tiếp xuống cơ sở để nắm bắt tình hình cũng như tâm tư nguyện vọng chính đáng của hội viên nông dân, dự sinh hoạt chi hội, nắm tình hình công tác bầu cử và cuộc thi Nhà nông đua tài ... Qua kiểm tra 21/21 huyện, thành, thị và cơ sở Hội thấy rằng các đơn vị đã chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ nêu trên nhất là tiến độ thực hiện các chỉ tiêu năm 2016. Trong năm 2016 đã có hàng trăm hộ nông dân nghèo được giúp đỡ về vốn, kinh nghiệm, ngày công, con giống để phát triển sản xuất. Các cơ sở Hội đã quản lý tốt và sử dụng hiệu quả các nguồn quỹ, góp phần hỗ trợ thêm cho các hoạt động tình nghĩa, thăm hỏi động viên, giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.



Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, đội ngũ cán bộ Hội đã nắm bắt sâu sát hơn tình hình hoạt động tại cơ sở; kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp, chương trình công tác phù hợp với từng địa phương, đồng thời phát hiện, uốn nắn, bổ sung những thiếu sót tồn tại. Cùng với đó, Hội phối hợp với các ngành chức năng tổ chức đối thoại với dân, giải quyết những vướng mắc bức xúc mà người dân gặp phải, tăng cường kiểm tra giám sát công tác khiếu nại, tố cáo, thực hiện giải đáp những thắc mắc để người dân nắm rõ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài, gây mất niềm tin cho người dân.  Trong năm có 3.612 buổi các cấp Hội đã phổ biến giáo dục pháp luật với 199.864 lượt người tham gia.



Triển khai một cách thực chất Luật Phổ biến giáo dục pháp luật đưa công tác này đi vào chiều sâu, thực hiện đề án tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số (ban hành kèm theo quyết định số 554/QĐ-TTg ngày 4 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ). Đồng thời triển khai, chỉ đạo, thực hiện Tiểu đề án 3 “Huy động sự tham gia của nông dân trong công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động chấp hành pháp luật ở nông thôn” năm 2016 các cấp Hội đã tổ chức được 6 lớp tập huấn tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho 300 cán bộ, hội viên, nông dân.



Thực hiện Quyết định 81/2014/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân. Hàng tháng Hội Nông dân các cấp tham gia tiếp công dân tại trụ sở UBND cùng cấp đều đặn đúng kỳ, tham gia đoàn liên ngành giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo khi có yêu cầu UBND cùng cấp.
 
 
Năm 2016 có 999 vụ việc Hội Nông dân tham gia hòa giải, trong đó hòa giải thành 911 vụ việc, chủ yếu là ở chi, tổ Hội. Coi trọng việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở là giải pháp cơ bản để giải quyết tình trạng bức xúc, mâu thuẫn, khiếu kiện trong nông dân, nông thôn và các cấp Hội góp phần vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn.
 Bên cạnh đó tỉnh Hội còn duy trì các hoạt động mô hình điểm về tuyên truyền phổ biến pháp luật ở 26 Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” tại 17 huyện đã xây dựng những năm qua và bổ sung tăng thêm đầu sách ở các tủ sách pháp luật.
         
Hiện có 467/467 cơ sở Hội tổ chức học tập pháp lệnh 34 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Có 5629/5629 chi hội tham gia xây dựng hương ước, quy ước phù hợp với điều kiện từng nơi và tham gia ban chỉ đạo thực hiện QCDC. Các cấp Hội coi việc thực hiện QCDC cơ sở là giải pháp cơ bản để giải quyết tình trạng bức xúc, mâu thuẫn, khiếu kiện trong nông dân, nông thôn và các cấp Hội làm tốt vấn đề này góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn. Tất cả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Trung ương Hội liên quan trực tiếp đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn đều được thông báo quán triệt đến tận hội viên, nông dân của 467 cơ sở Hội. Năm 2016 tỉnh Hội tổ chức tập nghiệp vụ công tác Hội và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của Trung ương Hội, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho cán bộ chuyên trách các huyện, thành, thị Hội và các cơ sở Hội. Có 5629/5629 chi hội nông dân không có đơn thư vượt cấp. Có 467/467 cơ sở hội không có đơn thư vượt cấp đạt 100%. Các cấp Hội đã chủ động phối hợp với chính quyền cùng cấp tổ chức công tác tiếp cán bộ, hội viên, nông dân đến khiếu nại, tố cáo. Làm tốt công tác hoà giải trong nội bộ hội viên nông dân có mâu thuẫn xảy ra, nhằm đảm bảo sự thống nhất ý chí và hành động, nâng cao sức chiến đấu, đoàn kết nội bộ, xây dựng Hội ngày càng vững mạnh từ các chi, tổ Hội ở xã, thôn, xóm.



Công tác giám sát phản biện xã hội được xem là hoạt động xuyên suốt trong năm, ngay từ đầu năm sau khi có kế hoạch của Hội Nông dân tỉnh Hội Nông dân các cấp đã có kế hoạch chương trình chọn nội dung giám sát phù hợp. Tham mưu cho Đảng đoàn, Ban Thường vụ thực hiện quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thành lập đoàn kiểm tra thực hiện quyết định 217-QĐ/TW về thực hiện quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Chính trị - xã hội và quyết định 218 QĐ/TW về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.


Việc tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước nhất là về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng đội ngũ cán bộ. Xây dựng văn bản chỉ đạo các cấp Hội tích cực tham gia phản biện các nội dung có liên quan, góp phần quan trọng ổn định chính trị tại địa phương./.
 
Thái Vinh
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp