|
Hội ND thị xã Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn) kiểm tra tại Hội Nông dân phường Đức Xuân Ảnh: HND thị xã Bắc Kạn |
Ban Kiểm tra tổ chức 02 Hội nghị tập huấn về hoạt động giám sát của Hội và giám sát việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp cho lãnh đạo và cán bộ chuyên môn của Hội Nông dân 63 tỉnh, thành phố. Tổ chức 10 lớp tập huấn nghiệp vụ giám sát cho cán bộ Hội ở cơ sở của Hội Nông dân 5 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hòa Bình, Nghệ An, Gia Lai, Hậu Giang. Nội dung tập huấn: Hoạt động giám sát của Hội theo Quy chế và giám sát việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp; phương pháp nhận biết các sản phẩm vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng; phương pháp sử dụng vật tư nông nghiệp hiệu quả, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình phối hợp tổ chức 6 đoàn giám sát thí điểm về chấp hành pháp luật trong lĩnh vực VTNN, tập trung vào 04 loại sản phẩm: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi công nghiệp và sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản, tại 6 tỉnh, thành phố do các đồng chí lãnh đạo của 4 cơ quan tham gia phối hợp làm trưởng đoàn gồm: Hà Nội, Hòa Bình, Nghệ An, Gia lai, TP Hồ Chí Minh và Bạc Liêu. Nội dung trọng tâm là giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật thuộc trách nhiệm của chính quyền và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành ở địa phương gồm: công tác chỉ đạo; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; quản lý chất lượng VTNN; trách nhiệm của cơ sở, hộ buôn bán và người sử dụng VTNN.
Qua việc theo dõi và tổng hợp báo cáo của các tỉnh, thành Hội cho thấy , công tác kiểm tra của các cấp Hội có nhiều chuyển biến tích cực, nhận thức của cán bộ về vai trò của công tác kiểm tra được nâng lên, các cuộc kiểm tra tổ chức thường xuyên, đặc biệt hướng về cơ sở; nội dung, hình thức kiểm tra đã thực sự bám sát yêu cầu và coi trọng chất lượng, từ đó đã góp phần vào thúc đẩy công tác Hội và phong trào nông dân.
Ngay từ đầu năm, Các Ban, đơn vị của Trung ương Hội, Hội Nông dân các tỉnh, thành phố đã xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát; xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra; hướng dẫn các huyện và cơ sở Hội thực hiện.
Nội dung các cuộc kiểm tra, giám sát bám sát phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân năm 2015. TCông tác chỉ đạo và tổ chức các phong trào nông dân. Bên cạnh đó chú trọng kiểm tra theo chuyên về xây dựng, quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ nông dân, các hoạt động dịch vụ hỗ trợ vốn cho nông dân; việc thực hiện chương trình, dự án, công trình có vốn Nhà nước đầu tư do Hội trực tiếp quản lý; việc tham gia giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của nông dân, giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền của Hội….
Năm 2015, các cấp Hội đã tổ chức được 65.098 cuộc, trong đó cấp tỉnh 1.638 cuộc; cấp huyện 11.543 cuộc; cấp cơ sở được 41.917 cuộc kiểm tra. Qua kiểm tra, nhìn chung các cấp Hội đã đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của Hội được sát thực hơn, phát hiện nhiều nhân tố và điển hình mới, nhiều việc làm hay của cán bộ, hội viên, nông dân. Đồng thời phát hiện những hạn chế, yếu kém từ đó giúp các đơn vị khắc phục những thiếu sót trong quản lý hội viên, hệ thống sổ sách, quản lý tài chính Hội cũng như việc thực hiện một số quy định của Điều lệ Hội; giúp cho Ban Thường vụ Hội các cấp kịp thời bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, biện pháp công tác Hội.
Các cấp Hội đã tổ chức giám sát việc thực hiện một số chính sách, pháp luật triển khai trên địa bàn nông thôn có liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của nông dân và trách nhiệm của Hội như: Giám sát thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản, chính sách về thu hồi đất đai, quản lý, sử dụng đất trồng lúa, dạy nghề cho lao động nông thôn; thu, chi các khoản đóng góp của nông dân trong xây dựng nông thôn mới; trợ giá vật tư nông nghiệp, phụ cấp cho cán bộ chi Hội, thực hiện Kết luận số 61 của Ban Bí thư, Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ… Một số địa phương tiêu biểu: Quảng Nam, An Giang.
Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Công Thương ký Chương trình phối hợp với về giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp. Đến nay có 54/63 tỉnh, thành Hội đã ký. Các tỉnh, thành Hội chưa ký gồm: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Bến Tre, An Giang, Cao Bằng, Thừa Thiên Huế.
Chủ trì tổ chức một số đoàn giám sát liên ngành theo Chương trình phối hợp giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp tại một số huyện. Một số địa phương tiêu biểu: Hà Nội, Hòa Bình, Phú Thọ, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Bình Thuận, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bà Rịa-Vũng Tàu, Gia Lai, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Hậu Giang…
Trung ương Hội đã thực hiện phản biện dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở Trung ương đề nghị như: dự thảo Thông tri hướng dẫn quy trình giám sát khi giám sát bằng Đoàn giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; dự thảo góp ý vào Bộ luật dân sự sửa đổi theo tinh thần Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH13 ngày 25/12/2014 và dự thảo thông tư của Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đảm bảo thực hiện Quyết định số 81/2014 của Thủ tướng Chính phủ và dự thảo văn bản…của một số Bộ, ngành.
Hội Nông dân các tỉnh, thành phố tổ chức phản biện dự thảo một số chủ trương, chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới của các địa phương.
Ban Kiểm tra TƯ Hội đã phối hợp với Hội Nông dân 12 tỉnh, thành phố tổ chức được 24 lớp tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo, thực hiện công tác hòa giải cho 2.160 học viên là cán bộ Hội cơ sở, cộng tác viên, tuyên truyền viên của các Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”.
Xây dựng 10 mô hình điểm về Hội nông dân tham gia giải quyết KNTC gắn với đẩy mạnh thực hiện pháp lệnh thực hiện Dân chủ cơ sở xã, phường, thị trấn. Tại các xã điểm, Ban Thường vụ các cơ sở Hội tập trung củng cố các chi, tổ Hội; điều tra khảo sát nhận thức pháp luật của hội viên, nông dân; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho hội viên, nông dân; hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Hội; giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, hoà giải ở cơ sở; xây dựng CLB nông dân với pháp luật, xây dựng các tủ sách pháp luật ở chi tổ phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, hội viên, nông dân…
Tại các xã điểm đã hòa giải thành trên 200 vụ việc, tham gia đối thoại, tư vấn pháp luật cho hội viên, nông dân, phổ biến kiến thức pháp luật cho hơn 5000 lượt hội viên, nông dân nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân, từ đó tăng cường hiệu quả công tác hòa giải và giảm bớt khiếu nại, tố cáo ở địa phương.
Biên soạn, in ấn, phát hành gần 5.500 cuốn “Sổ tay phổ biến Pháp luật cho nông dân” Tập 14. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tình hình thực hiện Chỉ thị 26 trên Tạp chí Nông thôn mới, Báo NTNN, Bản tin công tác Hội và Chuyên trang giải quyết khiếu nại tố cáo trên Website của Hội. Có 380 tin, bài viết, phóng sự về tình hình thực hiện pháp luật ở các địa phương có ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân và tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân ở các địa phương được đăng tải trên Báo và 40 tin, bài đăng trên Tạp chí của Hội. Các tin bài về tuyên truyền, PBPL; thông tin công tác, chỉ đạo, triển khai thực hiện QĐ81 và xây dựng mô hình điểm thực hiện CT26 được đăng tải thường xuyên trên Website của Hội. Nội dung chuyên mục chủ yêu tư vấn giải đáp các đơn thư yêu cầu của cán bộ, hội viên nông dân đồng thời phổ biến các chính sách, văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Tại cơ quan Trung ương Hội đã tiếp nhận tổng số 48 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Đồng thời tại trụ sở cơ quan Trung ương Hội, Ban kiểm tra phối hợp với Văn phòng tiếp, hướng dẫn và tư vấn cán bộ, hội viên, nông dân về những nội dung chủ yếu liên quan đến đất đai.
Công tác kiểm tra, tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo, tư vấn pháp luật, tham gia giám sát và phản biện xã hội … của các cấp Hội đã góp phần vào thúc đẩy công tác Hội và phong trào nông dân ngày càng thực chất hơn.