Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư, Luật Điện lực
08:32 - 24/10/2012
Hôm qua 23/10, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực, của Luật Luật sư.

Theo Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi, khi sử dụng điện, người tiêu dùng phải chịu các loại giá, phí gồm khung giá phát điện; giá truyền tải, giá phân phối, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, giá bán buôn; phí điều độ vận hành hệ thống điện, phí điều hành giao dịch thị trường điện lực và phí điều tiết hoạt động điện lực.

Về hình thành và phát triển thị trường điện lực, theo dự thảo lộ trình đến năm 2022 sẽ hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, một số ý kiến cho rằng quá chậm, cần rút ngắn khoảng thời gian này và đề nghị có quy định về tái cơ cấu ngành điện trong dự thảo Luật.

Về chính sách phát triển điện lực, một số đại biểu cho rằng cần tạo cơ sở cho việc cụ thể hóa chính sách phát triển điện lực, bổ sung quy định: “Ưu tiên phát triển điện phục vụ nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Nhiều ý kiến cũng đề nghị làm rõ và bổ sung vào dự thảo Luật các quy định liên quan đến chính sách phát triển và an ninh điện hạt nhân; khái niệm về các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo và một chương riêng quy định về các nguồn năng lượng này; quy định về an toàn hồ chứa nước của các nhà máy thủy điện nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và an sinh xã hội.

Để đảm bảo thị trường điện cạnh tranh thực sự có hiệu quả, các đại biểu Quốc hội cho rằng việc tái cơ cấu ngành điện, tăng cường tính độc lập giữa các đơn vị tham gia trong thị trường điệnyếu tố quan trọng tác động đến lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực đã được Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 và sẽ xem xét thông qua tại kỳ họp này.

Cùng ngày, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư, trong đó nhiều ý kiến tán thành với dự thảo Luật quy định việc cấp Giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư khi tham gia tố tụng hình sự.

Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Giấy chứng nhận người bào chữacăn cứm phát sinh quyền và nghĩa vụ của luật sư khi tham gia tố tụng. Hơn nữa, thực tiễn cho thấy, những vướng mắc về việc cấp Giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư hiện nay chủ yếu do khâu tổ chức thực hiện mà không vướng mắc về pháp luật. Do đó, trước mắt Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ quy định cấp Giấy chứng nhận người bào chữa trong tố tụng hình sự như dự thảo Luật.

25 ý kiến của các đại biểu cũng đã tập trung vào các vấn đề: các hành vi bị cấm như: vi phạm đạo đức nghề nghiệp, đòi thêm thù lao thông qua ký phụ lục hợp đồng hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng, từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; về thời gian đào nghề luật sư; về việc nên hay không nên cho phép tham gia tố tụng của người tập sự hành nghề luật sư; về đối tượng được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư...



Mai Hạnh

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp