Ngay từ đầu năm, Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát; xây dựng kế hoạch kiểm tra đợt I năm 2011 đối với 04 huyện là Đăk Mil, Cư Jút, Krông Nô và huyện Tuy Đức; chỉ đạo các cấp Hội xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra của cấp mình.
Năm 2011, Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức được 2 đợt kiểm tra, chấm điểm thi đua cuối năm tại 02 cụm; tiến hành bình xét thi đua của các huyện, thị hội theo cụm thi đua, kết quả có 6 đơn vị đạt loại vững mạnh (02 đơn vị đạt vững mạnh xuất sắc là Hội Nông dân huyện Krông Nô, Hội Nông dân thị xã Gia Nghĩa), 02 đơn vị đạt loại khá.
Hội Nông dân các huyện, thị xã tổ chức được 126 cuộc kiểm tra và cấp cơ sở tổ chức được 474 cuộc. Nội dung tập trung vào việc thực hiện các chỉ tiêu giao đầu năm, việc thực hiện chỉ thị 26/CT-TTg của Thủ tưởng Chính phủ về giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Trong năm Hội giải quyết 44 đơn thư thuộc thẩm quyền của Hội, phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng giải quyết thành công 58 đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến nông dân; tổ chức hoà giải được 392 vụ việc. Tham gia cùng đoàn kiểm tra liên ngành của UBND tỉnh kiểm tra việc tranh chấp đất đai giữa một số hộ dân của huyện Tuy Đức, Thị xã Gia Nghĩa.
Việc giám sát của các cấp hội tập trung vào việc giám sát việc việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trọng tâm là triển khai thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chương trình thực hiện nghị quyết hội nghị lần thư 7 (khóa X) của tỉnh ủy Đăk Nông đối với cấp ủy Đảng, chính quyền và giám sát kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng đối với hội viên, nông dân. Trọng tâm là đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định 1956-QĐ/TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Có 71/71 cơ sở hội triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, thực hiện tốt vai trò đại diện của tổ chức Hội và thông qua hoạt động của Hội, phong trào nông dân tổ chức, tạo điều kiện để hội viên, nông dân phát huy dân chủ trực tiếp tham gia phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Thực hiện Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ, Hội đã phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức được 07 lớp tập huấn nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo cho 475 cán bộ các cấp Hội phụ trách công tác kiểm tra, cán bộ Hội tham gia công tác hòa giải ở cơ sở của huyện Cư Jut, Đăk Song, thị xã Gia Nghĩa, Krông Nô, Đăk R’lấp, Đăk G’Long và huyện Tuy Đức. Nội dung tập huấn: Luật khiếu nại, tố cáo; một số nội dung chính của nghị định 69/2009/NĐ-CP, ngày 13 tháng 8 năm 2009 quy định bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; Luật Đất đai; Nghị định số: 105/2009/NĐ-CP, ngày 11 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ “Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai”; Quyết định 12/2011/UBND, ngày 01/3/2011 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 05/2011/QĐ-UBND ngày 23/02/2010 của UBND tỉnh Đăk Nông ban hành Quy định hướng dẫn một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đăk Nông; Quyết định số 16/2011/UBND, ngày 21/4/2011 “Ban hành Quy định về hạn mức giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân; Diện tích đất được phép tách thửa đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn tỉnh Đăk Nông”.
Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Đăk Mil khảo sát, chọn đơn vị làm điểm thực hiện chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ tại xã Thuận An. Tổ chức hội nghị công bố kế hoạch xây dựng điểm và bàn biện pháp thực hiện; chuẩn bị nhân sự thành lập ban chỉ đạo xây dựng xã điểm; thành lập 6 nhóm cộng tác viên và tiến hành ra quyết định thành lập câu lạc bộ nông dân với pháp luật có 50 thành viên tham gia và Ban chủ nhiệm câu lạc bộ gồm 05 đồng chí; sau đó ban chủ nhiệm câu lạc bộ xây dựng quy chế hoạt động tiến hành tổ chức hội nghị ra mắt câu lạc bộ và tiến hành tổ chức tập huấn kỹ năng tổ chức, điều hành cho Ban chủ nhiệm câu lạc bộ và nhóm cộng tác viên. Từ khi thành lập đến nay câu lạc bộ sinh hoạt theo định kỳ mỗi tháng một lần, các thành viên câu lạc bộ tham gia sinh hoạt đều đặn tích cực tham gia đóng góp ý kiến và trao đổi thông tin pháp luật, tình hình thực hiện pháp luật ở các tổ dân phố, phản ánh tình hình thực hiện chủ trương chính sách của đảng và nhà nước, các chương trình dự án tại địa phương đặc biệt là các dự án liên quan đến việc thu hồi đất tại địa phương và các dự án liên quan; việc thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở.
Tổ chức được 02 lớp tập huấn về pháp luật và công tác hòa giải ở cơ sở cho 110 học viên là cán bộ thôn, xã, HND và nhóm cộng tác viên pháp luật; 06 lớp tập huấn cho 300 cán bộ, hội viên, nông dân của 6 thôn, bon là Bon Bu Đăk, Sa Pa, Thôn Thuận Nam, Thuận Hòa, Thuận Hạnh, Thuận Sơn. Nội dung tập huấn tập trung vào: Luật đất đai, luật khiếu nại tố cáo, Luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình, Luật biên giới; công tác hòa giải ở cơ sở; kỹ năng tổ chức và điều hành câu lạc bộ cho cộng tác viên... Thông qua các lớp tập huấn, cán bộ hội, thành viên các CLB nông dân với pháp luật được nâng cao kỹ năng, có thêm kiến thức trong công tác tuyên truyền pháp luật, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của CLB nông dân với pháp luật, đưa CLB “Nông dân với pháp luật” đi vào hoạt động nền nếp, hiệu quả, thực sự là lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền pháp luật ở địa phương.
Hà Phương