Hòa giải thành 82% các vụ việc khiếu nại, tố cáo của nông dân
10:38 - 29/02/2016
  Hoà giải là một truyền thống, một đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Hoạt động hoà giải mang đậm tính nhân văn, hoạt động vì mọi người và trên cơ sở tình người. Mục đích chính của công tác hoà giải ở cơ sở nhằm giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết tương thân, tương ái trong cộng đồng, tập thể, để hàn gắn, vun đắp sự hoà thuận, hạnh phúc cho từng gia đình. Hòa giải mang lại niềm vui cho mọi người, mọi nhà, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, nâng cao ý thức pháp luật của người dân. Đây là nhiệm vụ quan trọng được Hội Nông dân các cấp quan tâm, triển khai nhiều giải pháp tích cực, góp phần yên dân, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn trong  năm 2015.
Ảnh minh họa

Công tác hòa giải luôn được các cấp Hội chú trọng, coi đây là nhiệm vụ chính trị của cơ sở góp phần ổn định đời sống xã hội của địa phương. Theo báo cáo của các tỉnh, thành Hội, trong năm 2015 không xảy ra những xung đột lớn mà chủ yếu là những mâu thuẫn nhỏ phát sinh trong sinh hoạt hàng ngày của người dân, trong gia đình và họ hàng, làng xóm. Nội dung tranh chấp chủ yếu liên quan đến thừa kế, đất đai, giải phóng mặt bằng....Tổng số vụ việc các cấp Hội đã tham gia hòa giải là 14.152 vụ, trong đó trực tiếp hòa giải và hòa giải thành là 11.608 vụ việc, tỷ lệ hòa giải thành chiếm 82%.



Có thể nói, công tác hoà giải ở cơ sở  luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc tổ chức và thực hiện Thành viên Tổ hoà giải là Trưởng các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên... tiêu biểu nhiều người là cán bộ, công chức, sỹ quan quân đội … nghỉ hưu và đã tham gia công tác hoà giải nhiều năm, có uy tín trong cộng động dân cư, mặt khác các tổ viên tổ hoà giải là những người trực tiếp ở cơ sở nên sớm nắm bắt được các mâu thuẫn phát sinh, kịp thời giải quyết trên cơ sở tình làng, nghĩa xóm, phong tục tập quán, truyền thống đạo lý và các quy định của pháp luật liên quan, nên kết quả hoà giải đảm bảo chất lượng.
 
 
 
Trong thời gian tới để có thể nâng cao chất lượng công tác hoà giải ở cơ sở, cần tăng cường hơn nữa sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đối với công tác hoà giải cơ sở nói riêng và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, nâng cao nhận thức của các cấp các ngành về tầm quan trọng của công tác hoà giải.



Bên cạnh đó, các cấp, các ngành và các cấp Hội Nông dân tăng cường các nguồn lực cho công tác hoà giải và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào công tác này; củng cố, kiện toàn đội ngũ hoà giải viên, cơ sở, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, trang bị tài liệu pháp luật cho đội ngũ  hoà giải viên; Phối hợp chặt chẽ giữa Hội Nông dân và cơ quan tư pháp  trong công tác hoà giải ở cơ sở. Bên cạnh đó có sự phân công đầu mối phối hợp thực hiện theo dõi, quản lý, tổ chức và hoạt động, đầu tư có tính chiến lược, tạo thế và lực để công tác hoà giải tiếp tục phát triển, góp phần xứng đáng vào nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật, ổn định an ninh trật tự ở địa phương hoà giải ở địa phương.



Năm 2016, Hội Nông dân các cấp tiếp tục đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tới người dân ở cơ sở. Trong đó chú trọng đến hình thức thông qua sinh hoạt của các cộng đồng dân cư, qua sinh hoạt của các câu lạc bộ, qua đó nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật cho nhân dân, góp phần hạn chế những mâu thuẫn, tranh chấp và vi phạm pháp luật phát sinh tại cơ sở./.

Linh Anh
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp