Hội Nông dân Việt Nam : Lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo Đề án 1-1133
09:04 - 25/03/2016
Công tác tuyên truyền cho hội viên, nông dân đã được các cấp Hội xác định là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên, bên cạnh việc tuyên truyền các văn bản luật mới có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của hội viên, nông dân, các cấp Hội đã linh hoạt lồng ghép tuyên truyền thực hiện Đề án 1-1133 về “ Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 – 2016” tới tận cơ sở là xã, phường, thị trấn và các chi, tổ Hội. Việc tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức như: qua báo, đài, hội nghị nói chuyện chuyên đề về pháp luật khiếu nại, tố cáo và hòa giải cơ sở được thực hiện linh hoạt thông qua các hình thức sân khấu hóa, qua hệ thống đài phát thanh địa phương tại các thôn, xóm, bản, làng.Công tác tuyên truyền cho hội viên, nông dân đã được các cấp Hội xác định là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên, bên cạnh việc tuyên truyền các văn bản luật mới có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của hội viên, nông dân, các cấp Hội đã linh hoạt lồng ghép tuyên truyền thực hiện Đề án 1-1133 về “ Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 – 2016” tới tận cơ sở là xã, phường, thị trấn và các chi, tổ Hội. Việc tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức như: qua báo, đài, hội nghị nói chuyện chuyên đề về pháp luật khiếu nại, tố cáo và hòa giải cơ sở được thực hiện linh hoạt thông qua các hình thức sân khấu hóa, qua hệ thống đài phát thanh địa phương tại các thôn, xóm, bản, làng.
Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan thực hiện tốt công tác tiếp dân. Ảnh minh họa

Năm 2015, thực hiện công tác tuyên truyền trên Website của Hội được 380 tin, bài; trên Báo Nông thôn ngày nay được 300 tin, bài, phóng sự, điều tra và 45 bài, viết, nghiên cứu trên Tạp chí nông thôn mới. Cùng với công tác tuyên truyền, Hội Nông dân Việt Nam đã biên soạn, in ấn, phát hành 5.500 cuốn Sổ tay Phổ biến pháp luật cho nông dân – tập 14 với nội dung giới thiệu các tình huống pháp luật về tranh chấp đất đai nhạy cảm dễ xảy ra mâu thuẫn, xung đột trong đời sống của hội viên, nông dân.
 
 
Công tác tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo trên hệ thống truyền thông nội bộ như báo, tạp chí, website của Hội được kết hợp thông qua tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị 26/2001/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về “ Tạo điều kiện để các cấp Hội Nông dân Việt Nam tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân”. Nội dung tuyên truyền tập trung vào tình hình tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tham gia hòa giải mâu thuẫn trong nội bộ đời sống hội viên, nông dân của các cấp Hội trên các số báo ra hàng ngày và hàng kỳ.
 
 
 
Bên cạnh đó công tác phối hợp với tỉnh Hội để tuyên truyền pháp luật được thực hiện thường xuyên. Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với 12 tỉnh, thành Hội tổ chức 24 lớp tập huấn pháp luật về khiếu nại, tốc cáo, pháp luật về hòa giải và một số kỹ năng về hòa giải, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kỹ năng về tổ chức, điều hành hoạt động Câu lạc bộ “ Nông dân với pháp luật” cho 2.160 học viên là cán bộ, hội viên nông dân, cộng tác viên, tuyên truyền viên Câu lạc bộ xã, phường thị trấn.




Để công tác tuyên truyền đi vào chiều sâu, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp Hội, Hội Nông dân Việt Nam đã hướng dẫn 10 tỉnh, thành Hội xây dựng mô hình Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và tham gia giám sát và phản biện xã hội, 10 tỉnh, thành Hội là Lạng Sơn, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Kan, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Gia Lai và Long An đã lựa chọn 10 địa điểm để xây dựng mô hình điểm đó là các địa phương có đặc điểm nổi bạt là vùng dân tộc ít người, cùng có đông đồng bào công giáo, vùng có những xung đột thường xuyên... Trong 10 mô hình đi sâu vào tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về khiếu nại, tố cáo về nghiệp vụ công tác hòa giải..., kết quả đã tập huấn cho hơn 4500 cán bộ, hội viên, nông dân và cộng tác viên, tuyên truyền viên.



Cùng với việc xây dựng mô hình điểm, Hội còn thành lập và duy trì sinh hoạt hàng tháng tại 10 Câu Lạc bộ “ Nông dân với pháp luật” với tổng số 500 thành viên tham gia. Thành lập mới được 100 Nhóm nòng cốt gồm những người có hiểu biết pháp luật, nhiệt tình, có kỹ năng trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng để tham gia các Tổ hòa giải, các CLB tại địa phương.



Có thể nói trong năm 2015, được sự quan tâm, hướng dẫn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, các nội dung của Đề án 1- 1133 về “ Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 – 2016” tiếp tục được duy trì và triển khai có hiệu quả, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tốc cáo được thực hiện kịp thời, có phổ biến và hướng dẫn tới các cấp Hội.



Qua triển khai thực hiện tuyên truyền, vận động tại một số địa phương. Các tỉnh, thành Hội đã vận dụng linh hoạt và phối hợp với các ngành chức năng, vận dụng các nguồn kinh phí, lồng ghép các hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức phù hợp với đời sống và phong tục tập quán của các địa phương, phù hợp văn hóa vùng miền để triển khai, tuyên truyền pháp luật tới người dân.
Nhìn lại những kết quả lồng ghép tuyên truyền trong việc thực hiện Đề án 1- 1133 năm 2015 đã góp phần quan trọng làm giảm bớt số vụ việc khiếu kiện đông người, khiếu nại, tố cáo sai thẩm quyền và vượt cấp, ổn định tình hình an ninh chính trị - xã hội tại địa phương./.
                                                                                    
 
Hà Anh
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp