Hội tham gia giám sát, phản biện xã hội
10:42 - 21/08/2014
Tại hội thảo đóng góp vào 2 dự thảo Hướng dẫn quy định về việc Hội NDVN tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Hướng dẫn thực hiện quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) và các đoàn thể chính trị-xã hội

Hầu hết các ý kiến tham luận đều khẳng định, từ trước đến nay, Hội NDVN vẫn tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền; tham gia giám sát và phản biện xã hội theo chức năng, nhiệm vụ.

Nhưng với Quyết định (QĐ) 217 của Bộ Chính trị về quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN và các đoàn thể chính trị-xã hội; QĐ 218 của Bộ Chính trị quy định về việc MTTQVN, các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, việc góp ý xây dựng Đảng, chính quyền; giám sát và phản biện xã hội của Hội NDVN đã được thể chế hóa. QĐ 217, QĐ 218 tạo môi trường dân chủ để cán bộ, hội viên, ND thể hiện tiếng nói có trách nhiệm, đúng chủ trương, đường lối của Đảng về các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các vấn đề liên quan đến đảm bảo an sinh xã hội khác.

Nội dung và phạm vi giám sát của Hội

+Đối với cơ quan, tổ chức

a) Hội Nông dân các cấp chủ trì giám sát việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân; chức năng, nhiệm vụ của Hội. Tập trung vào các nội dung trọng tâm sau:

- Về quản lý, sử dụng đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, khai thác, sử dụng tài nguyên ...

- Đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn: giao thông, thủy lợi, điện, trường học, y tế, văn hóa, công trình cấp nước sạch…

- Xây dựng nông thôn mới

- Bảo vệ môi trường nông thôn.

- Việc thu, chi các loại phí, lệ phí, các khoản đóng góp của nông dân.

- Các chính sách hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh: vốn, vật tư nông nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề, việc làm cho lao động nông thôn, tiêu thụ sản phẩm…

- Các chủ trương, chính sách liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Hội.

b) Trung ương Hội chủ trì giám sát việc thực hiện chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương Đảng; các quy hoạch, các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Phối hợp với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Hội Nông dân các cấp ở địa phương, các cơ quan, tổ chức giám sát đối với những nội dung có liên quan.

c) Hội Nông dân các cấp ở địa phương chủ trì giám sát việc thực hiện chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của cấp ủy đảng cùng cấp và của cấp trên; việc thực hiện các quy hoạch, các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở địa phương cùng cấp và của cấp trên ban hành  triển khai thực hiện trên địa bàn của địa phương. Phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp, Hội Nông dân cấp trên, cấp dưới (đối với Hội Nông dân cấp tỉnh, cấp huyện); các cơ quan, tổ chức, giám sát đối với những nội dung có liên quan.

+ Đối với cá nhân

Giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, vai trò tiền phong, gương mẫu, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhà nước, đại biểu dân cử ở nơi công tác và ở nơi cư trú.

 


5 chính sách và phản biện chú ý

1. Tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 26/2001/CT-TTG “Về tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của ND”.

2. Tham mưu Ban Bí thư ban hành Kết luận Số 61-KL/TW61 về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội NDVN trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp NDVN giai đoạn 2010-2020” (KL 61); Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 673 “Về việc Hội NDVN trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 - 2020”.

3. Tham gia góp ý Luật Đất đai sửa đổi đã được Quốc hội thông qua, một số thay đổi có lợi cho ND: Thời hạn giao đất nông nghiệp cho ND từ 20 năm tăng lên 50 năm; hạn mức chuyển quyền sử dụng đất gấp 10 lần hạn mức giao đất…

4. Đề nghị Chính phủ sửa đổi một số điều không phù hợp trong Nghị định 41 “Về một số chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn”; Nghị định 61 “Về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn”.

5. Trợ giúp pháp lý về việc Công ty Vedan bồi thường 100% thiệt hại cho gần 7.000 ND tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM với tổng số tiền gần 200 tỷ đồng; thanh toán toàn bộ chi phí kiểm tra, giám sát, phân tích mẫu, đánh giá môi trường... liên quan đến việc giải quyết vụ Vedan xả thải, mỗi địa phương 500 triệu đồng

 



Hạnh Trần

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp