Hội ND Hà Nam: Tích cực thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
15:18 - 18/07/2017
(KNTC) –Xác định việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và thực hiện quyết đinh 217, 218 của Bộ Chính trị là một nhiệm vụ quan trọng, hàng năm Hội ND tỉnh xây dựng đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Hội và phong trào nông dân.
Hội viên, nông dân các cấp tích cực đóng góp ý kiến vào các chủ trương chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn (Ảnh minh họa)


Hội ND tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cơ quan, từ đó, triển khai kịp thời đến các cấp Hội. Công đoàn, chính quyền ký cam kết thực hiện quy chế dân chủ cơ sở là nội dung trọng tâm chỉ đạo Hội ND cơ sở nêu cao vai trò trách nhiệm trong việc giám sát những nhiệm vụ dân biết, những nhiệm vụ dân làm cho cộng đồng và bản thân và gia đình.


Nhằm tiếp tục tổ chức quán triệt Chỉ thị số 30 của Bộ Chính trị về xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở một cách đồng bộ và đi vào chiều sâu ở tất cả các chi, tổ Hội, nhất là các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân trong đóng góp xây dựng nông thôn mới, trong đền bù giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm của tỉnh.


Các cấp Hội đã tích cực tuyên truyền, giáo dục hội viên, nông dân hiểu và thực hiện đúng các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Từ đó thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, nhất là các vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của nông dân về chất lượng vật tư phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng, chất cấm trong chăn nuôi, hàng giả, hàng kém chất lượng.


Các cấp Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cán bộ, hội viên, nông dân hiểu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung và trách nhiệm của mình đối với hoạt động giám sát và phản biện xã hội, đồng thời tuyên truyền các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất.


Căn cứ vào nhiệm vụ công tác Hội, tỉnh Hội đã đăng ký với Ban Dân vận tỉnh ủy, Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh các nội dung về giám sát phản biện xã hội, xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện trong hệ thống các cấp Hội với nội dung cụ thể như: Đăng ký nội dung giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của UBND tỉnh cho cây trồng vụ đông và lựa chọn làm điểm cấp tỉnh tại các xã Lê Hồ, Đồng Hóa huyện Kim Bảng; giám sát hiệu quả sản xuất kinh doanh vùng chuyển dịch đất trũng cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa canh tại xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng.


Nhìn chung các cơ sở Hội đã nghiêm túc thực hiện và chọn địa điểm giám sát trực tiếp như: Huyện Thanh Liêm chọn xã Thanh Nguyên, Thanh Tân, Liêm Sơn; huyện Bình Lục chọn xã Hưng Công, An Ninh; huyện Lý Nhân chọn xã Nhân Hưng; huyện Duy Tiên chọn xã Châu Sơn; thành phố Phủ Lý chọn xã Đinh Xá, Lam Hạ.


Ngoài ra, với đặc thù của từng địa phương, các huyện, thành Hội đều có nội dung giám sát riêng như: Hội ND thành phố Phủ Lý thực hiện nội dung giám sát về việc sử dụng thủy lợi phí trên địa bàn, huyện Kim Bảng giám sát việc thực hiện phương án thu hồi sản phẩm nông nghiệp vụ xuân.


Thực hiện chương trình phối hợp số 01 giữa Hội ND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và sở Công thương về việc giám sát thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam, đến nay Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã triển khai 2 kế hoạch thực hiện chương trình phối hợp với nội dung giám sát theo các đoàn liên ngành và thu thập tổng hợp, năm bắt qua dư luận, đường dây nóng.


Các cơ sở Hội đã bám sát kế hoạch tổ chức triển khai đến cơ sở Hội. Điển hình Hội ND thành phố Phủ Lý, huyện Kim Bảng đã xây dựng kế hoạch chương trình phối hợp, tham gia đoàn giám sát liên ngành kiểm tra các cơ sở, đại lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó Hội ND thành phố Phủ Lý tham gia đoàn 1 lần, Hội ND huyện Kim Bảng tham gia 5 lần.


Hay qua việc thực hiện giám sát của hội viên, nông dân, Hội ND xã Đức Lý, huyện Lý Nhân đã phát hiện 1 trường hợp sử dụng nhầm thuốc bảo vệ thực vật gây thiệt hại, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Qua đó kịp thời phản ánh, đề nghị với Công ty cung ứng thuốc có biện pháp khắc phục thiệt hại cho bà con, nông dân.


Nhằm đẩy mạnh công tác giám sát, các cấp Hội còn tổ chức 6 lớp tập huấn cho gần 1.200 cán bộ Hội các cấp với nội dung liên quan đến việc không sử dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp; tổ chức 7 lớp tập huấn cho gần 800 hội viên, nông dân, người sản xuất kinh doanh nông lâm, thủy sản về quy trình sử dụng vật tư nông nghiệp an toàn, hiệu quả và các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.


Bên cạnh đó, Hội ND các cấp còn thường xuyên phối hợp với ngành nông nghiệp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp chỉ đạo tuyên truyền 416 lượt tin, bài phát thanh của địa phương tãi các xa, phường, thị trấn về sử dụng vật tư nông nghiệp hiệu quả, an toàn, cách nhận biết sản phẩm an toàn, tuyên truyền về tác hại của chất cấm trong chăn nuôi, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc ngoài danh mục được phép dử dụng tại Việt Nam.


Tỉnh Hội phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai mô hình sản xuất rau an toàn thực phẩm, sử dụng vật tư nông nghiệp hiệu quả tại phường Thanh Tuyền, thành phố Phú Lý và xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng; xây dựng mô hình điểm cấp tỉnh tại xã Vụ Bản, huyện Bình Luch về vận động và tổ chức cho các hộ nông dân thực hiện việc ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.


Tính đến nay, Hội ND tỉnh đã phối hợp với Chi cục Chăn nuôi Thú Y thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vận động, hướng dẫn cho 957 cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cam kết không sử dụng, kinh doanh chất cấm trong chăn nuôi.


116/116 xã, phường, thị trấn triển khai ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. 15.190 cơ sở chăn nuôi ký cam kết với Ủy ban nhân dân xã , phường, thị trấn không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đạt 98 % theo kế hoạch.


Cùng với việc triển khai các hoạt động giám sát, tổ chức Hội các cấp đã tham gia phản biện đối với viêc xây dựng các hoạt động phản biện với xây dựng các đề án phát triển kinh tế xã hội của địa phương.


Tham gia ý kiến góp ý vào hàng chục dự thảo luật, trong đó có những dự án luật quan trọng như: Luật đầu tư công, Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi), Luật Xây dựng (sửa đổi), Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Luật tổ chức chính phủ.


Đặc biệt, tiến hành xây dựng kế hoạch để góp ý vào các dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là trong quá trình chuẩn bị đại hội đảng các cấp. Bên cạnh đó, các cấp Hội đã vận động nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh thông qua việc đóng góp ý kiến vào các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn.


Để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, Thường trực Hội ND tỉnh, lãnh đạo Hội ND các cấp Hội đã phát huy vai trò chỉ đạo, tổ chức thực hiện, nâng cao vị thế, vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, đẩy mạnh vận động tuyên truyền, nâng cao nhận thức với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.


100% chi Hội trưởng, Chủ tịch Hội ND cơ sở là thành viên ban giám sát công trình xây dựng hạ tầng nông thôn có nguồn vốn do nông dân đóng góp, là người bảo hộ chính đáng, hợp pháp trong bảo vệ hỗ trợ nông dân thực hiện chính sách hỗ trợ cho nông dân như: Chính sách hỗ trợ cây vụ đông; miền giảm thủy lợi phí; dịch bệnh gia súc, gia cầm; bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất.


Chính vì vậy, các công trình luôn đúng tiến độ, chất lượng cao, đảm bảo hạn chế mức thấp nhất các phát sinh khiếu kiện tại địa phương.


Có thể nói, hoạt động giám sát, phản biện xã hội là một trong những nhiệm vụ chính trị thường xuyên trong hoạt động của tổ chức Hội.


Từ đó, công tác giám sát, phản biện xã hội đi vào nề nếp, cụ thể. Hội ND các cấp quan tâm, đầu tư công sức, thời gian chuyên sâu trên một số lĩnh vực bức xúc, nổi cộm nhân dân quan tâm.


Việc phát hiện, kiến nghị những vấn đề sai sót được cấp ủy, chính quyền, các ngành chuyên môn quan tâm chỉ đạo giải quyết, từ đó tạo sự thống nhất về nhận thức, phương pháp, cách thức triển khai quy chế giám sát và phản biện xã hội nói chung.

 

Kỳ Điệp
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp