Kon Tum: Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền
09:35 - 01/11/2021
(KNTC) – Nhằm tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, các cấp Hội thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho đội ngũ cán bộ Hội làm công tác hòa giải ở cơ sở luôn được quan tâm (Ảnh minh họa)



Các cấp Hội còn tích cực thực hiện quy định về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị...


Hội ND tỉnh đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân cho 40 cán bộ, hội viên nông dân; tham gia cùng UBND tổ chức tiếp dân hàng tháng.


Hội ND cấp huyện và cơ sở phối hợp với UBND cùng cấp tổ chức tiếp dân, đối thoại với nông dân với tổng cộng 403 lượt công dân. Qua tiếp dân đã tiếp nhận 336 đơn khiếu nại, kiến nghị, đề nghị.


Trong đó, Hội đã phối hợp hòa giải, giải quyết thành công 304 đơn, còn 32 đơn chuyển cơ quan chức năng xem giải quyết. Trong năm 2020, các cấp Hội trong tỉnh không trực tiếp nhận được đơn thư khiếu nại, kiến nghị gửi đến các cấp Hội.


Bên cạnh đó, Hội đã giới thiệu hội viên ưu tú cho Đảng và đã được tổ chức Đảng xem xét, kết nạp 84 hội viên ưu tú vào đảng Cộng sản Việt Nam.


Tham gia xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, Hội đã cử lãnh đạo tham gia cùng với Đoàn giám sát của Uỷ ban MTTQVN tỉnh giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đảm bảo hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tại 04 huyện và 04 cơ sở.


Hội giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại 03 huyện, 03 cơ sở và một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà máy, công ty trên địa bàn; giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và hộ nghèo, cận nghèo, người có công; tham gia Đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nâng cao chất lượng  đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao.


Hội ND cấp huyện chủ trì và phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể cùng cấp tổ chức được 81 cuộc giám sát.


Hội ND cấp cơ sở chủ trì và phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể cùng cấp tổ chức được 412 cuộc giám sát.


Nội dung giám sát tập trung vào việc: Thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp tại UBND các xã, thị trấn; các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và hộ nghèo, cận nghèo, người có công; việc thực hiện chế độ, chính sách đảm bảo hoạt động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện và cấp xã; công trình sửa chửa, nâng cấp đường giao thông, đường lên khu sản xuất; người đứng đầu cơ quan, đợt tiếp xúc cử tri; an toàn thực phẩm; giám sát việc cấp đất nông nghiệp cho hội viên nông dân.


Cùng với việc triển khai các hoạt động giám sát, các cấp Hội phối hợp với các ngành, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã tham gia phản biện đối với việc xây dựng các đề án về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Đồng thời, triển khai việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền với các hình thức như góp ý trực tiếp, góp ý qua hòm thư, thực hiện tốt công tác tiếp công dân, tiếp xúc cử tri; đồng thời, phản ánh ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, các vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội; từ đó giúp cấp ủy đảng, chính quyền kịp thời đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Qua đó, góp phần tích cực trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội địa phương, nâng cao vai trò, vị trí của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội.

 

Ngọc Mỹ
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp