Quảng Ngãi: 172 cơ sở Hội thành lập UBKT
16:06 - 02/06/2020
(KNTC) – Đến nay, Hội ND tỉnh, 14/14 huyện, thành phố và 172 cơ sở Hội thành lập UBKT.
Các cấp Hội tập trung thực hiện tốt công tác kiểm tra, nhất là việc thực hiện Điều lệ Hội; tăng cường giám sát việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở của chính quyền các cấp (Ảnh minh họa)


Thực hiện Quy định 797-QĐ/HNDTW, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh đã ban hành Công văn 399 triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Trung ương Hội NDVN.


Các cấp Hội phối hợp với Ban Kiểm tra Trung ương Hội NDVN tổ chức 4 lớp tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Hội NDVN cho các cán bộ chuyên trách công tác Hội các cấp tỉnh, huyện, xã và cán bộ chi, tổ Hội; phối hợp với Trung ương Hội tổ chức 02 lớp tập huấn công tác giám sát và phản biện xã hội tại huyện Bình Sơn và thành phố Quảng Ngãi cho 240 cán bộ, hội viên, nông dân.


Hội ND tỉnh tập huấn công tác giám sát, phản biện xã hội và thi hành kỷ luật của Hội cho 100 cán bộ Hội cấp huyện và cơ sở.


Ban Thường vụ Hội ND tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội triển khai thực hiện tốt công tác giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Hội phối hợp với Thanh tra tỉnh giám sát việc dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ở một số huyện như: Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ; kiểm tra sản xuất vụ Đông Xuân, các chương trình, dự án, công trình thủy lợi tại các huyện: Sơn Tây, Trà Bồng; giám sát hoạt động vay vốn, việc thực hiện Quyết định 26 của UBND tỉnh ở các huyện: Ba Tơ, Sơn Tây.


Hội ND các cấp tham gia công tác giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp về các cơ chế chính sách, các chương trình, dự án…


Các cấp Hội trong tỉnh đã phối hợp cùng với các ban, ngành, đoàn thể các cấp tổ chức 827 buổi kiểm tra, giám sát các nguồn vốn vay từ ngân hàng CSXH, ngân hàng NN & PTNT, nguồn vốn từ Quỹ HTND, các chương trình, dự án đầu tư trực tiếp cho nông dân như: Chương trình 30a, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư cho nông dân trong phát triển kinh tế, việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.


 Qua đó, Hội kịp thời tham mưu, phản ánh với các cấp có thẩm quyền đề ra các giải pháp khắc phục những tồn tại hạn chế, bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng cho hội viên, nông dân.


Nhằm tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, các cấp Hội tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng công tác tuyên truyền, nắm bắt dư luận xã hội cho 210 cán bộ chi, tổ Hội ở các huyện: Minh Long, Mộ Đức và thành phố Quảng Ngãi.


Ngoài tham gia các đoàn giám sát, Hội tham gia góp ý dự thảo Luật thi đua – khen thưởng; Hướng dẫn 16 của Ban Tổ chức Trung ương; các dự thảo Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Ủy ban mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện; hướng dẫn kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức Đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp.


Ngoài ra. Hội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các cấp ủy đảng, chính quyền hướng dẫn nông dân tham gia tổ chức 15 cuộc đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân về các vấn đề gây bức xúc trong dư luận như: Việc nhà máy xử lý rác thải tại xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ), bãi tập kết rác tại xã Nghĩa Kỳ (huyện Tư Nghĩa), công tác giải phóng mặt bằng ở một số địa phương.


Thực hiện Quyết định 81 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, các cấp Hội phối hợp UBND và các ban, ngành đoàn thể cùng cấp tiếp dân định kỳ, góp phần giải quyết bức xúc của nhân dân kịp thời, đúng quy định.


Hội ký kết chương trình phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2019 – 2023; tổ chức tập huấn luật an toàn giao thông cho hơn 220 hội viên, nông dân tại các huyện: Ba Tơ, Mộ Đức và Bình Sơn; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho 180 cán bộ, hội viên, nông dân tại xã Nghĩa An (Thành phố Quảng Ngãi), xã Nghĩa Thuận (huyện Tư Nghĩa) và xã Hành Đức (huyện Nghĩa Hành).


Ngoài ra, Hội ND các cấp thường xuyên tham mưu, chủ động phối hợp với đảng ủy, và chính quyền địa phương trong việc giải quyết các bức xúc của nhân dân, đặc biệt các khiếu nại về đất rừng, tranh chấp đất đai, công tác giải phóng mặt bằng; ô nhiễm môi trường do quá trình công nghiệp hóa và rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt.
Đồng thời, Hội tổ chức 789 buổi tư vấn pháp luật cho 115.690 lượt hội viên, nông dân.


Hội ND 14 huyện, thành phố tham mưu thành lập, kiện toàn BCĐ 81; phối hợp giải quyết 1.098 đơn thư khiếu nại, tố cáo, hòa giải 298 vụ việc.
 


Tới đây, các cấp Hội tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm tra, nhất là việc thực hiện Điều lệ Hội; tăng cường giám sát việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở của chính quyền các cấp, tích cực tham gia góp ý phê bình cán bộ, đảng viên theo qui định; phát huy quyền làm chủ của nông dân trong việc tham gia giám sát thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tiếp tục phối hợp với Sở tư pháp, Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh, Phòng Tư pháp huyện tổ chức tuyên truyền, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho hội viên, nông dân góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

 

Thành Tuyên
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp