Hội Nông dân Tp Hà Nội: Tham gia 1.870 đoàn giám sát
10:41 - 02/11/2023
(KNTC) – Nhiệm kỳ qua, các cấp Hội chủ động tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền theo Quyết định 217-QĐ/TW, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Quyết định 6525-QĐ/TU ngày 25/9/2015 của Thành ủy Hà Nội và Quy định số 124-QĐ/TW ngày 2/2/2018 của Ban Bí thư về giám sát Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên.
Các cấp Hội tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, hội viên (Ảnh minh họa)



Các cấp Hội đóng góp 1.768 ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng các cấp Thành phố nhiệm kỳ 2020-2025, 272 ý kiến vào các dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Các cấp Hội đã chủ trì thành lập 381 đoàn giám sát và tham gia 1.870 đoàn giám sát do các ngành, các cấp chủ trì; tổ chức 316 Hội nghị phản biện với 3.792 ý kiến góp ý vào dự thảo các chương trình, đề án phát triển kinh tế xã hội của địa phương; dự thảo các bộ luật, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.


Hàng năm, cấp thành phố chủ trì 2-3 cuộc giám sát; cấp huyện, thị xã từ 2-4 cuộc giám sát, chủ động lựa chọn giám sát những vấn đề trọng tâm trong việc thực hiện pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng đất; sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; đảm bảo an sinh xã hội, an toàn, vệ sinh lao động, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, chính sách hỗ trợ vay vốn để phục hồi sản xuất do đại dịch Covid-19 trên địa bàn, đồng thời tích cực tham gia đoàn giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành chủ trì.


Trong đó, Hội Nông dân Thành phố chủ trì tổ chức 6 cuộc giám sát việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp và 04 cuộc giám sát việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất do đại dịch Covid -19; tham gia 51 cuộc giám sát của Ủy ban MTTQ và các ban, ngành chủ trì.


Hội Nông dân thành phố duy trì hàng tháng tổ chức hội nghị giao ban công tác nắm bắt dư luận xã hội và thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của hội viên, nông dân. Hội đã tập hợp trên 4.000 ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị của hội viên, nông dân bằng văn bản gửi cấp ủy, chính quyền cùng cấp. Đồng thời, tổ chức thực hiện có hiệu quả việc phối hợp giữa Hội Nông dân với các ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân theo Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần hạn chế việc khiếu kiện vượt cấp, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của hội viên, nông dân.


Các cấp Hội vận động cán bộ, hội viên, nông dân tích cực phối hợp tham gia 1.931 vụ việc; số vụ hòa giải 4.171; số vụ hòa giải thành công là 2.049 vụ việc; phối hợp với các ngành chức năng tham gia 2.489 buổi tiếp công dân với 34.330 lượt công dân, tham gia hòa giải thành 2.049 vụ mâu thuẫn trong nội bộ nông dân; tiếp nhận 625 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, trong đó đã giải quyết 220 đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội chuyển 405 đơn tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết theo quy định.


Các cấp Hội đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, hướng dẫn xây dựng và ra mắt 142 Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”, nâng tổng số Câu lạc bộ toàn thành phố là 257 Câu lạc bộ với 7.461 thành viên; tổ chức 5.850 buổi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho 798.332 lượt người, góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của nông dân.


Phát huy vai trò nòng cốt trong công tác Hội, Hội Nông dân thành phố tích cực tham mưu với Thành ủy, UBND Thành phố tổ chức đánh giá kết quả kết thực hiện các nghị quyết, chương trình, đề án về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị số 59-CT/TW ngày 15/12/2000 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và tiếp tục chỉ đạo, tổ chức triển khai theo Công văn số 1577-CV/VPTW ngày 20/8/2021 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư khóa X về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020” trên địa Thành phố.


Tham gia xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thành Hội tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân phát huy quyền dân chủ, tích cực tham gia góp ý, đối thoại trực tiếp với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền ở địa phương theo Quyết định số 2200-QĐ/TU ngày 25/5/2017 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội; tham mưu đưa chủ trương đối thoại giữa lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp với hội viên, nông dân trở thành hoạt động định kỳ hằng năm để kịp thời có những giải pháp, chính sách tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho nông dân, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.


Nội dung tiếp xúc, đối thoại tập trung vào: Công tác xây dựng nông thôn mới, những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế, công tác giải phóng mặt bằng, vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn, ô nhiễm môi trường tại các khu làng nghề truyền thống, công tác quy hoạch vùng sản xuất tập trung, việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, việc tích tụ, sử dụng ruộng đất nông nghiệp trên địa bàn, những chính sách hỗ trợ khó khăn cho nhân dân ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19…


Trong nhiệm kỳ, các cấp Hội đã phối hợp tổ chức 464 hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với cán bộ, hội viên, nông dân. Trong đó, Hội Nông dân Thành phố tổ chức thành công 02 Hội nghị đối thoại giữa đồng chí Bí thư Thành ủy và Thường trực Thành ủy với nông dân; đổi mới hình thức tổ chức thông qua đối thoại trực tiếp, kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến với cán bộ, hội viên nông dân, chủ tranh trại, doanh nghiệp để kịp thời có những giải pháp, chính sách tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho nông dân, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.


Năm 2019, Hội Nông dân Thành phố tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Thường trực Thành ủy Hà Nội với đại biểu Nông dân Thủ đô tại huyện Đan Phượng với sự tham dự trực tiếp của 190 đại biểu trong đó có 150 đại biểu hội viên nông dân tiêu biểu là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, giám đốc HTX, chủ doanh nghiệp, cán bộ Hội Nông dân cơ sở. Năm 2022, tổ chức Hội nghị đối thoại giữa đồng chí Bí thư Thành ủy với nông dân Thủ đô trực tiếp tại hội trường Thành ủy và trực tuyến đến 424 điểm cầu tại 18 huyện, thị và xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố với trên 14.000 cán bộ, hội viên nông dân tham gia với 680 ý kiến bằng văn bản và trực tiếp tại Hội nghị.


Sau các hội nghị đã ban hành thông báo kết luận trong đó có 805 ý kiến của cán bộ, hội viên nông dân được tiếp thu, giải quyết. Bên cạnh đó, các cấp Hội làm tốt công tác giới thiệu nhân sự chủ chốt của Hội tham gia cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Kết quả trong nhiệm kỳ Đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025 có 339 đồng chí tham gia cấp ủy các cấp, trong đó cấp Thành phố có 01 đồng chí, cấp huyện, thị xã có 17 đồng chí, cấp cơ sở có 321 đồng chí.


Hội phối hợp với MTTQ các cấp tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu nhân sự và tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện trách nhiệm của cử tri đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 với tỷ lệ cử tri là hội viên, nông dân đi bầu đạt trên 99%. Bồi dưỡng giới thiệu cho các cấp ủy kết nạp 9.909 hội viên ưu tú vào Đảng. Định kỳ, tổng hợp ý kiến phản ánh, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân chuyển đến MTTQ Việt Nam cùng cấp, các đại biểu dân cử để phản ánh tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân các cấp.


Thực hiện tốt công tác vận động hội viên nông dân tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động ở địa phương, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc”, góp phần tăng cường và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.


Phát huy vai trò Hội Nông dân các cấp tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị Thủ đô gương mẫu, trong sạch, vững mạnh, các cấp Hội thực hiện tốt vai trò đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng các văn kiện, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ động tham gia ngay từ đầu và trực tiếp đối với các nội dung liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chức năng, nhiệm vụ của Hội; Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, quy định của Bộ Chính trị về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.


Đồng thời, đổi mới việc tập hợp ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nông dân theo hướng đi sâu, đi sát, khơi dậy ý thức làm chủ của hội viên, nông dân; tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp, các hình thức diễn đàn, tiếp xúc có tổ chức để lắng nghe ý kiến của hội viên, nông dân; chủ động, kịp thời nắm bắt các vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình tham gia phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật.


Thời gian tới, các cấp Hội tăng cường, nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại định kỳ hàng năm giữa lãnh đạo Thành phố, các Sở, Ban, ngành liên quan, cấp ủy, chính quyền các cấp với hội viên, nông dân để kịp thời có những chỉ đạo, định hướng giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong thực tiễn sản xuất, đời sống của nông dân, củng cố niềm tin của nông dân với Đảng, chính quyền; vận động hội viên, nông dân thực hiện tốt Luật về phòng, chống tham nhũng, Luật tố cáo, Luật khiếu nại; tiếp tục thực hiện tốt quy định của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 18 của Ban Bí tư Trung ương Đảng về quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy vai trò, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát và phản biện xã hội của các cấp Hội, nhất là các nội dung liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tạo điều kiện để hội viên, nông dân tham gia các hoạt động giám sát và phản biện xã hội, nhất là giám sát hoạt động của chính quyền, thực hiện công vụ và lối sống của đảng viên, cán bộ, công chức, người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp.


Các cấp Hội chủ động tham mưu với cấp ủy, đề xuất với chính quyền cùng cấp bố trí đại diện Hội Nông dân tham gia các ủy ban, hội đồng, ban điều hành một số dự án, chương trình kinh tế - xã hội ở nông thôn có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và trách nhiệm của nông dân phù hợp theo từng cấp. Tạo điều kiện để hội viên, nông dân thực hiện tốt Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, đề cao phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; phối hợp với MTTQ thành phố, chính quyền, các ngành chức năng cùng cấp thực hiện tiếp nông dân, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, hòa giải những mâu thuẫn trong nội bộ nông thôn; giải quyết hoặc kiến nghị giải quyết kiến nghị, phản ánh khiếu kiện, góp phần hạn chế việc khiếu kiện vượt cấp, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; phát huy vai trò của Hội Nông dân trong việc truyên truyền, vận động, tham gia giải quyết những khó khăn, bức xúc của nông dân, tạo sự đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đẩy mạnh vận động, hướng dẫn hội viên, nông dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Hội phát động.

 

Hòa Hảo
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp