An Giang: Tích cực phối hợp các ngành thực hiện công tác phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
Hằng năm, các cấp Hội ND trong tỉnh luôn chủ động nghiên cứu các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên - nông dân; đến chức năng, nhiệm vụ của Hội để thực hiện tốt công tác phản biện xã hội.
|
Ảnh minh họa |
Năm năm qua, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh còn tiến hành khảo sát thực tế và tổ chức 10 hội nghị phản biện xã hội đối với các dự thảo, đề án quan trọng với trên 1.000 người tham dự và có ý kiến đóng góp.
Các cấp Hội đã tham gia góp ý vào các dự thảo Luật, Nghị quyết, Đề án, các văn bản quy phạm pháp luật như: tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Đảng các cấp (nhiệm kỳ 2015-2020), dự thảo văn kiện Đại hội Hội ND các cấp nhiệm kỳ 2018-2023, dự thảo sửa đổi điều lệ Hội NDVN và tổng hợp ý kiến, kiến nghị về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), Bộ luật hình sự (sửa đổi), Luật đất đai (sửa đổi)…
Hội ND cấp huyện tổ chức 25 hội nghị phản biện, tham gia góp ý vào các dự thảo Luật, Nghị quyết, Đề án, các văn bản quy phạm pháp luật như:
Tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Đảng các cấp (nhiệm kỳ 2015-2020), dự thảo văn kiện Đại hội Hội ND các cấp nhiệm kỳ 2018-2023, dự thảo sửa đổi điều lệ Hội ND Việt Nam và tổng hợp ý kiến, kiến nghị về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), Bộ luật hình sự (sửa đổi), Luật đất đai (sửa đổi)
Góp ý Chương trình hành động, Kế hoạch của huyện, thị, thành ủy thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về “một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết 20-NQ/TW về “tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe trong tình hình mới”; Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới;… Qua đó, tổng hợp đầy đủ ý kiến phản biện gửi cơ quan chủ trì soạn thảo để tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo.
Việc thực hiện phản biện xã hội được tiến hành theo các quy định tại Quy chế giám sát và phản biện xã hội trong hệ thống Hội. Bên cạnh đó, công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cũng được các cấp Hội đẩy mạnh thông qua các phong trào nông dân, dân vận khéo trong hội viên - nông dân; qua tổ chức các đợt tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND; tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo. Hội chủ động phối hợp đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến tham gia góp ý vào dự án Luật, dự thảo các văn kiện của Đảng, của Hội.
Thực hiện Quyết định số 218- QĐ/TW của Bộ Chính trị, TW Hội ND xây dựng Kế hoạch thực hiện tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Bằng nhiều hình thức, các cấp Hội tham gia góp ý kiến trong quá trình xây dựng, ban hành các chủ trương, chính sách của tỉnh để chủ trương, chính sách phù hợp hơn, sát với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và yêu cầu, nguyện vọng, quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nông dân;
Thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hội ND các cấp phối hợp ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý được 2.512 cuộc có trên13.000 lượt nông dân tham dự, xây dựng các mô hình chỉ đạo điểm về “Hội Nông dân tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia giám sát và phản biện xã hội”; duy trì 46 Câu lạc bộ nông dân với pháp luật.
Công tác xây dựng Đảng được Hội Nông dân các cấp quan tâm, cùng các ngành tổ chức sinh hoạt, tuyên truyền thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, luật bầu cử HĐND, bầu cử Quốc hội, tham gia tổ chức các buổi tiếp xúc cử tri. Trong 05 năm, Hội Nông dân các cấp giới thiệu 718 cán bộ, hội viên cho đảng xem xét kết nạp được 525 đồng chí.
Có thể nói, công tác phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền tại tỉnh bước đầu được thực hiện có hiệu quả, tập trung vào hoạt động tập hợp, lấy ý kiến nhân dân, góp ý, phản biện và các dự thảo, dự án, đề án... Các kiến nghị phản biện xã hội được dư luận đánh giá cao, nhiều nội dung phản biện được cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu và có ý kiến phản hồi tích cực, nhất là văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp tới quyền và nghĩa vụ của hội viên, nông dân. Từ đó nâng cao vị thế, vai trò của Hội, tạo sự tin tưởng của cán bộ, hội viên, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.