Hội ND Sơn La: Tích cực tham gia phản biện các dự thảo văn bản và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
Ngay từ đầu năm, Ban thường vụ Hội ND tỉnh xây dựng Kế hoạch tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Các cấp Hội ND đã tham gia phản biện đối với việc xây dựng các dự thảo như: Đề án bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; dự thảo Đề án xây dựng mô hình chi hội, tổ hội nghề nghiệp của TW Hội NDVN; dự thảo Hướng dẫn tuyển dụng của Ban Tổ chức tỉnh ủy; dự thảo Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2109-QĐ/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy.
|
Ảnh minh họa - internet |
Bên cạnh đó Hội triển khai tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng, phối hợp thực hiện tốt công tác tiếp công dân, tiếp xúc cử tri...Trong đó, lấy ý kiến của các đồng chí Uỷ viên BTV Hội vào dự thảo báo cáo văn kiện trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Dự thảo các văn kiện trình tại Đại Hội Hội NDVN lần thứ VII; lấy ý kiến tham gia Điều lệ Hội NDVN. Tham gia ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, dự thảo Luật hợp tác xã, dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) năm 2003 như: Nghị định 55 của chính phủ; Quy định xử lý cán bộ, công chức, viên chức vi phạm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân...
Hội ND tỉnh còn phối hợp với Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh lấy ý kiến tham gia phản biện xã hội vào các văn bản, báo cáo, tờ trình, Nghị quyết của HĐND tỉnh, quyết định của UBND tỉnh trước khi trình kỳ họp HĐND tỉnh như: tờ trình về dự thảo Đề án bố trí, tạo nguồn đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc Mông và một số dân tộc thiểu số đặc biệt ít người trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2017 - 2022; dự thảo Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý; Quy định một số nội dung về lãnh đạo công tác quy hoạch; quản lý tài chính - ngân sách; quản lý đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh…
Các ý kiến tham gia của Hội đều được các cơ quan soạn thảo văn bản tiếp thu, chỉnh sửa.
Công tác phối hợp của Hội ND tỉnh với MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức giám sát đã tập trung chỉ đạo triển khai quán triệt khá đồng bộ và sâu rộng; tổ chức nghiêm túc việc học tập và ban hành văn bản để triển khai thực hiện. Kết quả bước đầu đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện Quy chế, Quy định về giám sát, phản biện xã hội và tổ chức cho nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền; từ đó tạo sự thống nhất về nhận thức, phương pháp, cách thức triển khai thực hiện đối với cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn toàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện, tích cực tuyên truyền, phổ biến đến đoàn viên, hội viên và nhân dân bước đầu đạt kết quả tốt.
Việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được Hội triển khai với nhiều hình thức như: Góp ý trực tiếp, góp ý qua hòm thư, tổ chức các buổi tọa đàm để tham gia góp ý trên các lĩnh vực, thực hiện tốt công tác tiếp công dân, tiếp xúc cử tri, đối thoại trực tiếp với nhân dân; góp ý vào các dự thảo luật, trong đó có những dự án luật quan trọng như: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), Luật Xây dựng (sửa đổi), Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), Bộ Luật Dân sự (sửa đổi)...
Các kết quả trên đã phản ánh sự sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự phối hợp tạo điều kiện của chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể; cán bộ, hội viên, nông dân luôn đoàn kết tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của các cấp chính quyền, địa phương./.