(KNTC)- Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động Hội và phong trào nông dân, các cấp Hội đã triển khai nhiều nội dung công tác, trong đó có việc xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm.
Ban Thường vụ Hội Nông dân TP. Hà Nội đã chỉ đạo các cấp Hội xây dựng Chương trình kế hoạch, các văn bản hướng dẫn về công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động công tác Hội; hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân; xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Hội Nông dân các cấp năm 2022.
Trong quý I năm 2022, các cấp Hội đã trực tiếp và phối hợp thực hiện 45 cuộc kiểm tra, giám sát tập trung vào các nội dung trọng tâm về công tác xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai các nhiệm vụ công tác Hội, việc xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, công tác quản lý và sử dụng các nguồn vốn quỹ, trong đó Hội Nông dân Thành phố đã tổ chức kiểm tra công tác Hội tại 06 huyện: Quốc Oai, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Mê Linh và Sơn Tây.
Các cấp Hội tập trung xây dựng Kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện Quyết định số 217, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI); Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phối hợp giữa các bộ ngành UBND các cấp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp và giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân gắn với thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở.
Trong quý I, đã ra mắt 03 mô hình “Nông dân với pháp luật” tại huyện Mỹ Đức, Quốc Oai và Thạch Thất. Các cấp Hội cũng tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn bản triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, địa phương năm 2022; Xây dựng Kế hoạch giám sát việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất do đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hội Nông dân Thành phố đã thực hiện 02 cuộc giám sát đối với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Hà Nội, qua đó đã nắm bắt, kiến nghị các nội dung góp phần thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ của Chính phủ, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố.
Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh An Giang ban hành Chương trình số 10 Ctr/HNDT ngày 15 tháng 02 năm 2022 về Chương trình kiểm tra - giám sát năm 2022, trên cơ sở đó Hội Nông dân các huyện, thị, thành ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác Hội và phong trào nông dân năm 2022.
Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân ban hành kế hoạch số 257-KH/HNDT ban hành ngày 28 tháng 02 năm 2022 về kiểm tra giám sát hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân và chương trình phối hợp với các Ngân hàng năm 2022 và kế hoạch số 18-KH/QHTND, ngày 25/02/2022; tổ chức kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay dự án trồng cây ăn trái xã Lương Phi, Châu Phú B - TP. Châu Đốc.
Hội Nông dân tỉnh ra quyết định thành lập và tổ chức Đoàn Giám sát về việc thực hiện pháp luật về quản lý đất đai "Việc lấy đất nông nghiệp làm gạch, ngói" tại xã Mỹ Hội Đông - Chợ Mới, từ đó có những đề xuất kiến nghị các sở, ban, ngành những
vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp của nông dân từ việc lấy đất nông nghiệp sản xuất gạch ngói.
Tổ chức Đoàn công tác làm việc với Hội Nông dân 11 huyện, thị, thành theo hình thức họp 3 cụm; nội dung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội và phong trào nông dân năm 2022; đồng thời ghi nhận những khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội đề ra. Qua đó, tạo điều kiện cho Hội Nông dân các huyện-thị-thành có dịp để giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau về những mô hình hay, cách làm mới, sáng tạo từ các đơn vị bạn.
Các cấp Hội tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định 218 - QĐ/TW của Bộ Chính trị. Hội Nông dân đã đăng ký nội dung giám sát năm 2022 về "Giám sát việc tổ chức, hoạt động tổ hợp tác theo Chương trình hành số 06-CTr/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, giai đoạn 2011 - 2025”.
Hội ND Sơn La đã phối hợp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho 475.667 lượt hội viên; tuyên truyền lồng ghép được 1.893 buổi cho hơn 70.000 lượt hội viên nông dân.
Bên cạnh đó, Hội đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng vận động hội viên nông dân tham gia giữ gìn, đảm bảo an ninh đường biên, mốc giới, thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm an ninh - trật tự của địa phương.
Các cấp Hội phối hợp với lực lượng Công an tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, pháp luậtcho cán bộ hội viên, nông dân; bồi dưỡng kiến thức về an ninh trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc cho cán bộ, hội viên nông dân và thực hiện tốt quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự giữa Hội Nông dân các cấp với các cơ quan, với chính quyền địa phương.
Hội Nông dân các cấp đã làm tốt công tác bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới như hoạt động của tổ an ninh nhân dân, nhóm liên gia tự quản được Hội Nông dân các cấp phối hợp với lực lượng vũ trang các cơ quan, đơn vị xây dựng các mô hình tự quản phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương.
Đặc biệt là việc phối hợp với Công an tỉnh xây dựng các điểm sáng an ninh khu dân cư, toàn tỉnh có 17.382 nhóm liên gia tự quản; 3.206 tổ an ninh nhân dân; 3.323 hòm thư tố giác tội phạm; tổ chức cho nhân dân khu vực biên giới đăng ký thành lập 65 tổ/4.462 hộ gia đình tham gia tự chủ, tự quản 274 km đường biên, 125 cột mốc quốc giới và 281 tổ tự quản an ninh trật tự/1.784 thành viên.
Đa số các mô hình tự quản về an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh hoạt động có hiệu quả, thu hút đông đảo hội viên nông dân, các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần phòng ngừa, đấu tranh kiềm chế, làm giảm nhiều loại tội phạm và đảm bảo tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở. Hoạt động của tổ tự quản về an ninh trật tự đã làm chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn về công tác đảm bảo an ninh trật tự, tuân thủ chính sách, pháp luật, phát huy vai trò và sức mạnh to lớn của hội viên, nông dân trong việc đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
|
Các cấp Hội ND TP. Hà Nội luôn tập trung triển khai có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết |