|
Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, Hội đã chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan chuyên môn thành lập các đoàn giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý phân bón tại một số địa phương.
Trong đó, các cấp Hội đã phối hợp tổ chức 1.920 cuộc giám sát tại địa bàn một số huyện, xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp.
Hội ND các tỉnh, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội ở địa phương phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp tổ chức thực hiện việc giám sát việc thực hiện Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Trung ương Hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức đoàn đi kiểm tra việc giám sát việc thực hiện Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ tại các tỉnh: Thái Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên.
Đồng thời, cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chủ trì đi kiểm tra tại một số địa phương.
Trung ương Hội kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho nông dân bị thiệt hại do đại dịch Covid-19 chưa thuộc đối tượng hỗ trợ của Chính phủ quy định tại Quyết định 15/2020/QĐ-TTg.
Thông qua hoạt động giám sát, hàng năm hội viên, nông dân đã phát hiện và cung cấp hàng ngàn thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật giúp các cơ quan chức năng như: Quản lý thị trường, Thanh tra ngành Nông nghiệp kiểm tra, phát hiện, xử lý hàng ngàn vụ việc vi phạm các quy định của pháp luật về sản xuất, buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Đồng thời, kiến nghị các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng khắc phục những hạn chế trong công tác chỉ đạo thực hiện và sửa đổi những bất cập trong chính sách, pháp luật về quản lý phân bón.
Nhiều kiến nghị của Hội đã được Chính phủ, các cơ quan chức năng tiếp thu trong công tác chỉ đạo, thực hiện. Nhất là kiến nghị sửa đổi Nghị định 202/2013/NĐ-CP, ban hành mới Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón.
Trước những tác động của dịch bệnh Covid-19 và hạn hán tại miền Trung, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long, lũ lụt, sạt lở đất tại các tỉnh phía Bắc đã tác động lớn tới đời sống sản xuất kinh doanh và đời sống người dân nhất là người nghèo, các cấp Hội đã có những ý kiến, kiến nghị của những đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp để giúp Quốc hội, Chính phủ có những giải pháp cụ thể trong quá trình phát triển kinh tế.
Qua đó, hội viên, nông dân tin tưởng, đồng tình, đánh giá cao sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, đặc biệt trong phòng, chống dịch Covid-19 có sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, các địa phương.
Để thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân, các hoạt động hợp tác, giao lưu, đoàn kết, hữu nghị, học tập, trao đổi kinh nghiệm được triển khai một cách chủ động, cụ thể và thiết thực hơn. Hội đã trở thành thành viên chính thức của Hội ND Châu Á vì sự phát triển nông thôn bền vững (AFA).
Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại có bước đổi mới cả về nội dung và hình thức. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các diễn đàn, hội nghị, hội thảo...
Hội đã tích cực tuyên truyền về đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, thành tựu của công cuộc đổi mới, cơ hội, thách thức của hội nhập quốc tế, kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn của các nước, giới thiệu về tổ chức, hoạt động của Hội, văn hóa, đất nước, con người và nông sản Việt Nam với bạn bè quốc tế; viết, dịch, đăng trên 1.000 tin, bài trên website tiếng Anh của Hội, phối hợp xây dựng 165 phóng sự, bản tin phát trên đài truyền hình trong và ngoài nước, nghiên cứu, biên soạn, phổ biến hàng chục loại tài liệu tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm khu vực và quốc tế.
Công tác vận động nguồn lực tiếp tục được đẩy mạnh và có kết quả rõ rệt. Các cấp Hội đã chủ động triển khai các hoạt động vận động tài trợ triển khai các chương trình, dự án quốc tế, quản lý, sử dụng viện trợ được thực hiện hiệu quả, đúng nguyên tắc, góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ, hội viên và hình thành nhiều mô hình kinh tế, xã hội.
Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đối ngoại và hợp tác quốc tế cho cán bộ Hội tiếp tục được quan tâm.
Có thể nói, qua 5 năm tổ chức triển khai thi hành Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cấp Hội đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện nghiêm túc; đổi mới trong công tác vận động, tập hợp hội viên, nông dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội.