(KNTC)- Trong 05 năm triển khai thi hành Luật Hòa giải, trên địa bàn toàn tỉnh có tổng cộng 8.050 vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp, trong đó đã hòa giải thành 6.471 vụ, việc. Hoạt động hòa giải của các hòa giải viên đảm bảo phù hợp quy định của pháp luật, đạo đức, truyền thống văn hóa, tập quán địa phương.
Với tỷ lệ đạt trên 80,3 % số vụ việc được hòa giải thành thể hiện kết quả hoạt động hòa giải rất lớn của đội ngũ cán bộ Hòa giải, hòa giải viên. Đối với các vụ việc hòa giải không thành, các bên không thỏa thuận, thống nhất được với nhau thì Hòa giải viên hướng dẫn cách chuyển đơn, yêu cầu đến Tòa án hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.
Để làm tốt công tác tham gia hòa giải, việc xây dựng, củng cố các Tổ hòa giải và đội ngũ hòa giải viên được các cấp Hội chú trọng. Hàng năm các cấp Hội phối hợp lựa chọn giới thiệu người có uy tín, đạo đức, kinh nghiệm, kiến thức pháp luật, kỹ năng tại cơ sở để giới thiệu tham gia tổ hòa giải. Phối hợp với ngành Tư pháp, Ủy ban mặt trận tổ quốc tổ chức 23 lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ về Luật Hòa giải ở cơ sở, các kiến thức pháp luật liên quan như: Luật phòng chống bạo lực gia đình, Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai, Bộ luật Hình sự, dân sự và các kỹ năng hòa giải phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở cho hơn 4.600 hòa giải viên; các cấp Hội phối hợp với Ủy ban nhân dân và Mặt trận Tổ quốc các huyện, thành phố, thị xã trung bình hàng năm tổ chức 2 đến 3 cuộc tập huấn cho đội ngũ này, mỗi cuộc có từ 200 - 250 hòa giải viên tham gia.
Bên cạnh đó, Trong những năm qua, các Tổ hòa giải đã phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động của hầu hết tổ hòa giải: Hiện nay, các cấp Hội có 185 điểm trợ giúp pháp lý với 12.267 người, 77 Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật với 5.845 thành viên, bên cạnh đó mỗi câu lạc bộ đều thành lập được một đội ngũ hòa giải viên cơ sở, và có tủ sách pháp luật... Các câu lạc bộ sinh hoạt theo định kỳ 1tháng/lần, nội dung sinh hoạt tập trung tuyên truyền pháp luật cho hội viên các thông tin về chính sách pháp luật, các chủ trương đường lối của Đảng, các chính sách mới liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
ặc biệt, năm 2018, các cấp Hội tích cực hỗ trợ, tham gia Hội thi hòa giải viên giỏi tại 13 huyện, thành phố và thị xã có 239 đội với 2.629 thí sinh dự thi và đã chọn 13 đội xuất sắc tham gia chung kết toàn tỉnh. Đội huyện Vũ Quang đã giành giải nhất hội thi. Thông qua hội thi đã góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn tỉnh. Ngoài các nội dung nêu trên, thông qua các hoạt động như giám sát, kiểm tra định kỳ được tổ chức hàng năm, các cấp Hội đã phát hiện, tiếp nhận kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động của các Tổ hòa giải và đội ngũ hòa giải viên, từ đó có hướng dẫn hoặc kiến nghị, đề xuất cấp trên giải quyết, tháo gỡ.
Ngoài ra, các cấp Hội đã phối hợp với Sở Tư pháp, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội luật gia tỉnh tổ chức 23 lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho hơn 4.600 hòa giải viên; các cấp Hội phối hợp với UBND và Mặt trận Tổ quốc các huyện, thành phố, thị xã trung bình hàng năm tổ chức 2 - 3 cuộc tập huấn cho đội ngũ này, mỗi cuộc có từ 200 - 250 hòa giải viên tham gia. Đồng thời, biên soan, phát hành hơn 3.500 cuốn tài liệu sinh hoạt hội viên và phối hợp cấp phát 6.200 cuốn “Sổ tay hòa giải ở cơ sở” và Sổ tay Pháp luật với nông dân cho các cấp Hội và tổ hòa giải, với các nội dung hỏi đáp pháp luật hòa giải ở cơ sở, kỹ năng hòa giải và các quy định pháp luật của pháp luật về dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, bình đẳng giới.
Qua đó khẳng định, công tác hòa giải ở cơ sở đã phát huy hiệu quả trong đời sống cộng đồng, góp phần củng cố khối đoàn kết, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của đông đảo các tầng lớp dân cư; góp phần đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, giảm các vụ việc mâu thuẫn, xích mích trong gia đình và địa bàn nông thôn./.