Bà Rịa Vũng tàu: Hiệu quả trong công tác hòa giải
09:35 - 27/09/2018
(KNTC)- Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở. Trở lại với quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, tại khoản 5 Điều 11 khi liệt kê các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật quy định: “...thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở”. Nhìn chung để đưa Luật hòa giải ở cơ sở thật sự đi vào đời sống của người dân và đạt được chất lượng, hiệu quả. Thời gian qua, Hội nông dân chủ động phối hợp với Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh, Sở TN & MT tổ chức biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp Luật cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn.
 
 
Từ thực tiễn công tác hòa giải ở cơ sở cho thấy, hòa giải ở cơ sở có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân (Ảnh minh họa)


Trên cơ sở các văn bản của UBND tỉnh ban hành, hàng năm Hội Nông dân tỉnh là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung của Chỉ thị 26/2001/CT-TTg, và Quyết định 81/2014/QĐ-TTg, gồm các nội dung chủ yếu như: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ, hội viên nông dân qua các buổi tập huân, tổ chức Tư vấn pháp luật, xây dựng mô hình thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tham gia hòa giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân găn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật.v.v.

Các nội dung tuyên truyền chủ yếu là các văn bản pháp luật có liên quan đến đời sông người dân và phục vụ cho công tác hòa giải như: Luật Khiếu nại 2011; Luật Tố cáo 2011; Hiến pháp 2013; Luất Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ quy định về gia 1đất, về bồi thường, hỗ trọ, tái định cư..; Luật Hòa giải 2013 và Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở. Luật Tiếp công dân 2013 và Luật Bảo vệ Môi trường 2014.

Kết quả,  Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức được 125 lớp tập huấn tuyên truyền pháp luật cho 14.450 lượt cán bộ, hội viên nông dân (mỗi lớp từ 100 đến 150 người, tùy theo từng chương trình). Tổ chức được 21 buổi tư vấn pháp luật cho  2350 lượt người tại các cơ sở trong tỉnh; xây dựng 03 mô hình nông dân tham gia hòa giả, đối thoại, giải quyết khiếu nại gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại các huyện Tân Thành; Vũng Tàu và Bà Rịa; tổ chức 12 hội thi “Tìm hiểu pháp luật” cho nông dân (tại 03 mô hình cho 16 chi hội; 08 hội thi  tại cấp huyện cho 82 cơ sở tham gia và 01 tại cấp tỉnh cho 08 đơn vị cấp huyện tham gia).

Những năm qua, vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia Hội thi “Hòa giải viên giỏi” tại tỉnh , khu vực và toàn quốc. 82/82 cơ sở tổ chức tốt công tác tuyên truyền về Hiến pháp, Luật Đất đai Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã (phường, thị trấn) cho khoảng hơn 8.000 lượt hội viên, nông dân tham dự.

Ngoài ra còn tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cho hội viên, nông dân bằng các hình thức phát tờ rơi, tờ gấp, sinh hoạt chi, tổ Hội, đọc tài liệu; hội thảo….Đến nay trên địa bàn đã thành lập được 514 CLB Nông dân với pháp luật, với 11.028 thành viên. Có 565 tổ hoà giải  với 4.203 thành viên đã góp phần giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp của người dân để ổn định trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Trong 3 năm các cấp Hội đã phát 14.450 cuốn sách pháp luật (photocopy) các loại  cho các học viên tham gia các buổi tập huấn pháp luật do Hội tổ chức (luật Đất đai Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Bảo vệ Mội trường; Luật Hòa giải cở sở; Luật tiếp công dân..).

Cấp 305 bộ (6.410 cuốn)sách Pháp luật cho 305 Câu lạc bộ Nông dân tại các chi Hội. Khoảng 29.000 tờ rơi, tờ gấp có nội dung tuyên truyền pháp luật cho người dân nông thôn. Công tác tham gia phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp Hội đã góp phần ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, các tranh chấp trong nội bộ nông dân. Trong 03 năm Hội tham gia với các ngành giải quyết 2181 vụ, giải quyết thành 1313 vụ, chủ yếu liên quan giá bồi thường, hỗ trợ đất bị thu hồi, tranh chấp đất đai. Hội đã tiếp nhận 439 vụ việc trong đó Hội tham gia hòa giải thành 1.791/3.090 vụ. (về dân sự, hôn nhân gia đình và các mâu thuẫn khác trong nông dân).

Từ thực tiễn công tác hòa giải ở cơ sở cho thấy, hòa giải ở cơ sở có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Bởi khi hòa giải, các hòa giải viên bên cạnh việc dựa vào những chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán tốt đẹp để tác động tới tâm tư, tình cảm của các bên, khơi dậy trong họ những suy nghĩ, tình cảm tích cực, còn cần phải vận dụng các quy định pháp luật để giải thích, hướng dẫn các bên, giúp họ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình để tự lựa chọn, tự dàn xếp ổn thỏa với nhau mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật. Theo đó, thông qua hòa giải, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân một cách tự nhiên, trực tiếp, có sức thẩm thấu sâu sắc, sức lan tỏa rộng.

Đức Duy
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp