Hòa Bình: Hòa giải thành gần 300 vụ việc mâu thuẫn
10:05 - 15/03/2019
(KNTC) – Năm 2018, Hội ND tỉnh đã ký chương trình phối hợp với UBND tỉnh về thực hiện Quyết định 81 của Thủ tướng Chính phủ về việc phối hợp giữa các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp với các cấp Hội trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Các cấp Hội  phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý (Ảnh minh họa)


Tỉnh Hội xây dựng Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 81 của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức đoàn kiểm tra lồng ghép với kiểm tra công tác Hội tại 11 huyện, thành phố và 11 cơ sở.


Đến nay, 11/11 huyện, thành Hội đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng Quy chế phối hợp, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện.


Hội ND tỉnh tổ chức 02 lớp tập huấn về kỹ năng tư vấn pháp luật cho 220 cán bộ, hội viên, nông dân là những tuyên truyền viên nòng cốt huyện Cao Phong, Thành phố Hòa Bình.


Các cấp Hội tích cực phối hợp tham gia với UBND các cấp trong việc tiếp công dân và đối thoại với nhân dân để giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; đồng thời bố trí phòng làm việc và tổ chức thực hiện việc tiếp công dân định kỳ theo quy định.


Hội ND tỉnh tổ chức tiếp công dân và hội viên, nông dân vào ngày 05 hằng tháng tại trụ sở của Hội ND tỉnh. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh  tham gia tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân của tỉnh vào ngày 15 hàng tháng theo quy định của tỉnh.


Ngoài ra, các cấp Hội còn phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nông dân, góp phần đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng của hội viên, nông dân.


Trong năm 2018, các cấp Hội đã tiếp nhận 09 đơn, số đơn trên đã được Hội phân loại giải quyết dứt điểm, trong đó thành phố Hòa Bình có 08 đơn, huyện Lạc Sơn 01 đơn.


Các cấp Hội trực tiếp hòa giải 326 vụ việc, hòa giải thành 287 vụ việc mẫu thuẫn tại các cơ sở, đảm bảo quyền hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân nhằm giảm thiểu khiếu nại, tố cáo vượt cấp, đông người.
 


Bên cạnh đó, các cấp Hội còn tuyên truyền, vận động đảng viên, cán bộ, hội viên nông dân tích cực chủ động trong việc thực hiện các quy chế, quy định của các cấp uỷ đã ban hành, tham gia tích cực xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.


Qua công tác kiểm tra nắm tình hình thực tế, đến nay có 11/11 huyện, thành phố và 208 cơ sở Hội có cán bộ tham gia Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở các cấp.


Tình hình hoạt động và tham gia của hội viên, nông dân ở các chi, tổ Hội trong việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở được duy trì thường xuyên, về cơ bản hội viên, nông dân đã tham gia bổ sung, chỉnh sửa các quy chế, quy ước, hương ước ở địa phương.


Trong quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, cán bộ, hội viên, nông dân được biết, được bàn, chính vì vậy việc tham gia xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn như: Điện, đường, trường trạm nông dân chủ động tích cực đóng góp ngày công, vật liệu, hiến đất, kinh phí xây dựng nhiều công trình như kênh mương, đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà mái ấm nông dân đều có sự tham gia của hội viên, nông dân, nhất là trong giai đoạn hiện nay cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới theo chương trình mục tiêu quốc gia.

 
Thời gian tới, các cấp Hội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho hội viên, nông dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, bằng nhiều hình thức, đồng thời thực hiện duy trì tốt các mô hình Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” trên địa bàn.
 

Liên Chi
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp