Thái Bình: Vũ Đoài làm điểm xây dựng mô hình thực hiện Quyết định số 81
10:18 - 29/03/2018
(KNTC) - Sau khi khảo sát 2 xã Hòa Bình và Vũ Đoài, làm việc với cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội ND tỉnh Thái Bình quyết định chọn xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư  là đơn vị xây dựng mô hình điểm thực hiện Quyết định số 81 của Thủ tướng Chính phủ năm 2017.

(Ảnh minh họa)
Tháng 4 năm 2017, Hội ND tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai, công bố kế hoạch xây dựng mô hình “Hội Nông dân tham gia  tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở và tham gia giám sát, phản biện xã hội năm 2017”, bàn biện pháp thực hiện. Ban chỉ đạo xây dựng mô hình được thành lập gồm 5 thành viên, do đồng chí Phó chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban, Chủ tịch Hội ND xã là Phó Ban Thường trực và đại diện một số ban, ngành của xã.

Để hoạt động của mô hình được thực hiện có sự chỉ đạo và ủng hộ của chính quyền, Hội ND và UBND đã xây dựng Quy chế phối hợp hoạt động trong việc thực hiện dân chử ở cơ sở và tham gia giám sát, phản biện xã hội. Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp, tổ chức ký kết và công bố quy chế phối hợp đến đông đảo cán bộ, hội viên và nông dân.

Thực hiện quy chế, lãnh đạo UBND và Hội ND xã tham gia tiếp công dân thứ năm hàng tuần. Các nhóm cộng tác viên ở các thôn trực tiếp tìm hiểu nắm bắt các mâu thuẫn, vướng mắc pháp luật và tham gia cùng các tổ hòa giải của địa phương tuyên truyền, vận động, tư vấn kiến thức pháp luật cho các đối tượng giúp hòa giải các mâu thuẫn trong nông dân ngay tại các chi, tổ Hội.

Ngay sau hội nghị triển khai xây dựng mô hình, Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”  được UBND xã ra quyết định thành lập với 50 thành viên. Mỗi chi Hội (theo thôn) thành lập 01 nhóm cộng tác viên từ 3 - 5 người. Xây dựng quy chế hoạt động và định kỳ tổ sinh hoạt chuyên đề pháp luật ít nhất một lần /tháng. Tại các buổi sinh hoạt, thành viên Câu lạc bộ được phổ biến, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước. Đồng thời trao đổi thông tin tình hình thực hiện pháp luật ở các thôn, các chương trình, dự án tại địa phương ảnh hưởng đến nông dân và quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp trong địa bàn dân cư.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật là một hoạt động nổi bật của mô hình, Hội ND tỉnh đã tổ chức 2 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ kỹ năng tham gia tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kỹ năng đối thoại và hòa giải mâu thuẫn dành cho đối tượng cán bộ Ban Chỉ đạo, cán bộ xã, Hội ND và thành viên câu lạc bộ. Hội ND huyện đã tổ chức 06 lớp tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các nội dung cơ bản của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Bộ luật dân sự, Luật Đất đai, Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật an toàn thực phẩm, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn cho đội ngũ tuyên truyền viên và các chủ hộ nông dân. Qua đó đã bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật và nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền, hòa giải cho đội ngũ cán bộ và tuyên truyền viên, thành viên Câu lạc bộ, góp phần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nông dân ngay tại cơ sở.

Kết quả thực hiện mô hình cho thấy sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của hội viên, nông dân. Đặc biệt việc hòa giải ở cơ sở và đối thoại, tiếp nhận ý kiến phản ánh kiến nghị của người dân đã được Ban chỉ đạo xây dựng mô hình thực hiện tốt. Công tác phối hợp giữa UBND với Hội ND trong tiếp và giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân được thực hiện thường xuyên, kịp thời. Qua đó góp phần giải quyết vướng mắc ngay tại cơ sở, hạn chế phát sinh thành khiếu nại tạo tiền đề cho sự đồng thuận trong thực hiện các mô hình phát triển kinh tế của địa phương./.
Hoàng Thu
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp