Nam Định: Tích cực thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng
09:11 - 29/01/2018
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh công tác phòng, chống tham nhũng của tỉnh đã có những chuyển biến rõ rệt. Số vụ án về tham nhũng đã được các cấp, các cơ quan có thẩm quyền kịp thời chỉ đạo, giải quyết theo quy định, bước đầu tạo được niềm tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh đối với công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.



Hằng năm, Hội ND tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cơ quan trong tỉnh thực hiện và duy trì “Ngày pháp luật” tại đơn vị mình đồng thời giao cho Sở Tư pháp tổ chức hội nghị mời các ngành thảo luận, đóng góp ý kiến trên cơ sở đó trình UBND tỉnh kế hoạch thực hiện nhằm gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ trọng tâm về xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh và các đơn  vị.



Ngoài ra, các cấp, các ngành còn đưa công tác phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vào nội dung các cuộc họp giao ban, sinh hoạt Đảng hàng tháng. Từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi cán bộ, đảng viên có ý thức học tập, nghiên cứu nắm vững các nội dung văn bản pháp luật để áp dụng vào công tác chuyên môn của cơ quan, đơn vị mình nhằm giải quyết công việc có hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong khi thi hành công vụ.



Công tác tuyên truyền, thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được triển khai với nhiều hình thức khác nhau phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của từng đơn vị nhờ đó đã nâng cao nhận thức đối với các cấp, các ngành cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động luôn nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu trong việc đấu tranh, phòng ngừa và chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong thực thi nhiệm vụ, công vụ được giao.



Tỉnh Nam Định đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật phòng chống tham nhũng nói riêng và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, trọng tâm, xuyên suốt, cụ thể: Giao Thanh tra tỉnh: Phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Nam Định th­ường xuyên xây dựng, tổ chức tuyên truyền các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên các ph­ương tiện thông tin đại chúng; tập trung phát tin, đăng tải nhiều chuyên mục hỏi, giải đáp pháp luật trên các số báo và các bản tin phát trên Đài phát thanh, truyền hình của tỉnh, của huyện. Duy trì ch­­ương trình: “Tiếp chuyện bạn nghe đài”; “hộp th­­ư truyền hình”. Đặc biệt trong cuộc vận động  “Học tập và làm theo tấm g­­ương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và cán bộ đảng viên trong việc thực hiện chủ tr­ương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.



 Tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ, thanh tra viên trong tỉnh về nghiệp vụ thanh tra phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành; hướng dẫn cụ thể việc tiếp nhận, phân loại, trình tự giải quyết đơn thư­­ có hành vi tham nhũng và Quy chế Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ nhằm xây dựng những nhân tố, nòng cột trong tuyên truyển và thực hiện luật phòng chống tham nhũng.



Qua kiểm tra đã kiến nghị các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp điều chỉnh, bổ sung những nội dung cần thiết của Chương trình hành động, đảm bảo việc triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với nội dung thiết thực, cụ thể, phù hợp với thực tế. Đồng thời, chấn chỉnh, ngăn ngừa biểu hiện lãng phí, kém hiệu quả.
Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh xây dựng Quy chế phối hợp, trao đổi cung cấp thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng giữa các ngành : Thanh tra, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Báo chí và Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh; ngày 4 tháng 8 năm 2008, các ngành đã họp thống nhất và kí kết để tổ chức thực hiện.



Công tác thanh tra giai đoạn 2007-2017, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện 2.607 cuộc thanh, kiểm tra hành chính, chuyên ngành theo kế hoạch hay nhiệm vụ đột xuất do thủ trưởng các cấp, các ngành giao đối với trên 48.224 lượt cơ quan, đơn vị, cá nhân. Nội dung thanh tra tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, khiếu nại, tố cáo và những lĩnh vực đang được dư luận xã hội quan tâm, như: công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý, sử dụng đất đai, tài chính, ngân sách, các chương trình mục tiêu quốc gia trên các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế… Trong đó có nhiều cuộc thanh tra có tác dụng tích cực rõ rệt, được các cấp có thẩm quyền đánh giá cao, kịp thời phục vụ yêu cầu chỉ đạo, điều hành hay góp phần tăng thu ngân sách, phát triển kinh tế xã hội, ổn định tình hình trong tỉnh cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh, như: cuộc thanh tra diện rộng về việc quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng đất đai; Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2011, cuộc thanh tra diện rộng đối với đào tạo nghề cholao động nông thôn theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ…



Trong 10 năm đã giải quyết được 1.620/1.989 vụ việc thuộc thẩm quyền, đạt 81%. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của công dân với số tiền là 1.841,09 triệu đồng và một số loại tài sản khác; thu hồi cho Nhà nước và tập thể với số tiền 6.894,49 triệu đồng và 9.315 m2 đất; xử lý kỷ luật hành chính 114 đối tượng; xử lý kỷ luật đảng 87 đối tượng, chuyển xử lý hình sự 03 vụ việc…



Việc phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng, đặc biệt là vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, của cộng đồng và nhân dân trong hoạt động giám sát và trong phát hiện, đấu tranh với những hiện tượng tham nhũng. Hội ND và Ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh và các thành viên đã phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tích cực, góp phần ổn định chính trị xã hội ở địa phương.
Tiến Thuần
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp