Hà Nam: Phối hợp giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư phân bón nông nghiệp
11:56 - 11/12/2017
(KNTC)- Để  triển khai chương trình phối hợp giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư phân bón nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, Hội ND Hà Nam tiếp tục duy trì và phát huy đường dây nóng nhằm tổng hợp phản ánh, nắm bắt tổng hợp qua dư luận xã hội, tham gia các đoàn kiểm tra các đơn vị kinh doanh trên địa bàn... 
Kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong kinh doanh VTNN (ảnh minh họa)

Ngay từ đầu năm, BTV Hội Nông dân tỉnh đã triển khai Kế hoạch số 87-KH/HNDT đến các cấp Hội trong toàn tỉnh, trong đó đề ra những nội dung cụ thể, thiết thực như tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức tập huấn cho cán bộ, hội viên nông dân, xây dựng các mô hình điểm...

 
Hội đã đăng ký với Ban dân vận Tỉnh ủy, UB MTTQ tỉnh thực hiện nội dung giám sát kết quả việc ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và triển khai Kế hoạch thực hiện số 74-KH/HNDT, ngày 9/2/2017  đến các cấp Hội trong tỉnh.


Chỉ đạo các cấp Hội xây dựng các mô hình làm điểm, trong đó Tỉnh Hội lựa chọn UBND xã Vũ Bản - Huyện Bình Lục làm điểm cấp Tỉnh; các đơn vị huyện, thành Hội đã nghiêm túc thực hiện Kế hoạch và chọn địa điểm xây dựng mô hình cấp Huyện như: Huyện Thanh Liêm xây dựng mô hình tại xã Thanh Lưu; Huyện Lý Nhân chọn xã Nhân Chính, Chân Lý, Duy Tiên chọn xã Bạch Thượng; Kim bảng chọn xã Văn Xá, Hoàng Tây; Hội Nông dân Thành phố Phủ lý Quang Trung , Phù Vân…    

  
Đối với các mô hình do các huyện, thành Hội lựa chọn, tỉnh hội chỉ đạo thực hiện giám sát gián tiếp thông qua báo cáo tổng hợp kết quả của các đơn vị; mô hình cấp tỉnh được giám sát trực tiếp với việc thành lập đoàn giám sát trực tiếp, độc lập thông qua việc tổ chức Hội nghị tại UBND xã Vũ Bản - Huyện Bình Lục; đoàn do đồng chí Phó chủ Hội Nông Dân tỉnh làm trưởng đoàn và có sự tham gia của Đại diện Ban Dân Vận Tỉnh Ủy, UBMTTQ Tỉnh, đại diện Phòng NN&PTNT Huyện...
        
         
Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh ban hành kế hoạch số 74 - KH/ HNDT về việc “ Giám sát kết quả  thực hiện việc ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi”.Đồng thời thành lập Đoàn giám sát cấp tỉnh nhằm tổ chức triển khai thực hiện đến các huyện, thành hội và tổ chức giám sát trực tiếp tại xã Vũ Bản- Bình Lục. Trong quá trình triển khai thực hiện Đoàn giám sát cấp tỉnh đã ban hành các hướng dẫn, đề cương báo cáo cụ thể để các cấp hội triển khai thực hiện.


Đôn đốc HND các huyện, thành hội xây dựng kế hoạch và hướng dẫn các cơ sở hội nghiêm túc thực hiện; cụ thể Hội Nông dân huyện Kim Bang xây dựng Kế hoạch số 06- KH/HND; huyện Lý Nhân xây dựng Kế hoạch số 07- KH/HND; huyện Thanh liêm xây dựng Kế hoạch số 10 – KH/HND; HND huyện Duy Tiên xây dựng Công văn số 171- CV/HND...tổ chức thực hiện. 


Ngay sau khi kế hoạch 586/KH-UBND, ngày 25/3/2017 được ban hành; các cấp Hội Nông dân từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về những nguy hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ảnh hưởng đối với sức khỏe cộng đồng uy tín của các ngành chăn nuôi việt nam cũng như các quy định pháp luật về sử lý vi phạm đối với hành vi sử dụng vận chuyển buôn bán chất cấm trong chăn nuôi; tổ chức cho các trang trại, hộ chăn nuôi ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, hướng dẫn người chăn nuôi nhận biết các sản phẩm nghi có chứa chất cấm như thức ăn bổ sung Poremix, thuốc thú y …không rõ xuất sứ nguồn gốc; triển khai thực hiện các đợt cao điểm để đồng loạt ra quân kiểm soát an toàn thực phẩm nông sản, chất cấm trong chăn nuôi; Đồng thời phát hiện tố giác các hành vi vi phạm báo các ngành chức năng sử lý.  


Thông qua việc ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm nhận thức của đại bộ phận người chăn nuôi, các hộ kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, cơ sở giết mổ đã có chuyển biến rõ rệt.


Khi mua các sản phẩm thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi các hộ chăn nuôi, cơ sở kinh doanh, cơ sở giết mổ đều kiểm tra rõ nguồn gốc xuất sứ các sản phẩm, chỉ sử dụng các sản phẩm, nguồn gốc sản phẩm đã được cơ quan nhà nước cho phép lưu hành.


Từ việc triển khai ký cam kết với các hộ chăn nuôi đã biết kết hợp với ứng dụng KHCN trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong lĩnh vực nông nghiệp được nâng lên rõ rệt. Sảm phẩm trong chăn nuôi dần tạo niềm tin của người tiêu dùng, qua tổng hợp của ngành y tế thì trong thời gian qua các sản phẩm chế biến từ thực phẩm qua kiểm tra đều được bảo đảm an toàn do đó tình trạng bị ngộ độc thực phẩm hạn chế nhiều, không có vụ việc nào phức tạp. Đời sống sức khỏe nhân dân được nâng cao.


Việc tổ chức vận động tuyên truyền các hộ chăn nuôi, hộ kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, hộ kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm đã tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ trong xã hội và được các hộ hưởng ứng tích cực, trách nhiệm của mỗi người dân trong việc giám sát sử dụng chất cấm trong chăn nuôi được nâng lên rõ rệt.


Qua việc thực hiện có hiệu quả từ việc ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăm nuối đã tạo niềm tin về tâm lý của người tiêu dùng khi mua các sản phẩm gia súc, gia cầm, sản phẩm chế biến từ gia súc, gia cầm có sự tin tưởng hơn.


Hiệu quả của không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã làm thúc đẩy ý thức của người dân các hộ giết mổ các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, cơ sở kinh doanh thuốc thú y nhậ thức rõ tác hại của việc lạm dụng chất cấm làm ảnh hưởng lớn đên sức khỏe cộng đồng và môi trường sống.


Việc chấp hành ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã tạo lòng tin lâu dài cho ngành chăn nuôi, người chăn nuôi yên tâm phát triển, có ý nghĩa chiến lược lâu dài cho sự phát triển của ngành chăn nuôi, ổn định xã hội, bảo dẩm an toàn thực phẩm nhằm xây dựng và phát triển ngành chăn nuôi theo hướng bền vững tạo niềm tin cho người tiêu dùng.


Đồng thời xác định việc nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành các quy định pháp luật của các tổ chức cá nhân trong việc sản xuất kinh doanh góp phần tạo sản xuất các sản phẩm nông sản sạch và thực phẩm sạch.


Việc ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành các quy định pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi; nhận thức về mức độ nguy hại của chất cấm với sức khoẻ cộng đồng; cụ thể hoá chủ trương xây dựng văn hoá sản xuất nông sản hàng hoá và thực phẩm sạch.


Tạo môi trường chăn nuôi ổn định, các biện pháp bảo về môi trường trong chăn nuôi bảo đảm không làm ảnh hưởng tới đời sống nhân dân; nhất là việc chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm được các hộ xử lý tốt hơn không xả thải trực tiếp ra môi trường.


Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi từng bước được cải thiện đáng kể. các hộ chăn nuôi, các hộ kinh doanh thuốc đã không sử dụng không kinh doanh các loại chất cấm trong chăn nuôi.


Tuy nhiên trong quá trình phát triển sản xuất thực tế, việc quản lý và bảo vệ môi trường chưa được chú trọng đúng mức dẫn đến một số vùng bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến vật nuôi, gây thất thu lớn cho người nuôi, hiệu quả kinh tế bị ảnh hưởng.


Nhìn chung hiệu quả của việc không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi theo Kế hoạch 586 KH- UBND tỉnh đã cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt, góp phẩn chuyển  đổi ý thức của người chăn nuôi. Điển hình như các xã Vũ Bản huyện Bình Lục; Xã thanh Lưu huyện Thanh Liêm; Xã Nhân Chính – huyện Lý Nhân; Xã Bạch Thượng Huyện Duy tiên; Xã Hoàng Tây, Văn Xá – huyện Kim Bảng.
 

Hiệu quả của việc ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái không những cho người trực tiếp tham gia sản xuất mà còn cho cả những người, những cơ sở sản xuất có liên quan đến việc xả chất thải ra môi trường. 

Thái Lâm
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Giải quyết khiếu nại tố cáo tại Đồng Tháp