Lâm Đồng: Phối hợp với các ngành thực hiện Quyết định 81 của Thủ tướng Chính phủ
|
Hội ND các cấp tích cực tuyên truyền phổ biến, pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân trên (Ảnh minh họa) |
Đặc biệt trong quá trình tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân, Hội ND các cấp đã chú trọng công tác hoà giải trong nội bộ nông dân. Hội ND tỉnh đã tổ chức tập huấn về nghiệp vụ, kỹ năng tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo cho hơn 185 hội viên, nông dân; hàng tháng đều tham gia các buổi tiếp công dân định kỳ.
Hội các cấp trực tiếp nhận được 318 đơn thư của hội viên nông dân. Trong đó phối hợp giải quyết thành 214 đơn thư, còn 104 đơn thư không đúng thẩm quyền, Hội đã hướng dẫn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Bên cạnh đó, Hội ND cơ sở tham gia hòa giải 662 vụ, trong đó có 552 vụ hòa giải thành góp phần ổn định tình
hình chính trị, an ninh trật tự trong địa bàn tỉnh. Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội rà soát và củng cố, duy trì hoạt động các Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”.
Đồng thời phối hợp với các ngành liên quan tổ chức 1.785 buổi tuyên truyền pháp luật có 98.195 lượt cán bộ hội viên tham gia; tổ chức 439 buổi trợ giúp pháp lý cho nông dân có 4.907 cán bộ, hội viên được trợ giúp.
Việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn tại Lâm Đồng tiếp tục triển khai và từng bước đi vào cuộc sống. Việc xây dựng quy ước thôn, khu phố văn hóa, bình xét hộ gia đình văn hóa, quy định mức đóng góp xây dựng, lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt ở xã… đều được đưa ra lấy ý kiến của nhân dân để nhân dân bàn và quyết định.
Các dự án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kế hoạch vay vốn; mức huy động các khoản đóng góp của nhân dân; quy trình, thủ tục hành chính; các chương trình dự án của Nhà nước nói chung, của Hội Nông dân nói riêng được công khai qua phương tiện thông tin đại chúng, qua sinh hoạt thôn, tổ dân phố, sinh hoạt Hội…
Qua việc triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở đã có tác dụng thúc đẩy công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, nhất là trên lĩnh vực tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, lĩnh vực cải cách hành chính và giải quyết khiếu nại tố cáo.
Hiện 145/145 xã, phường, thị trấn đã có tổ chức thanh tra nhân dân, thường xuyên được duy trì và phần lớn hoạt động có hiệu quả, hướng vào các lĩnh vực mà nhân dân ở cơ sở quan tâm như xây dựng; quản lý đất đai; đền bù và giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất; giải quyết khiếu nại, tố cáo; giải quyết các chế độ chính sách…
Nhìn chung tình hình nhận thức pháp luật và thực hiện pháp luật của cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh đã được nâng cao, hạn chế được tình trạng hội viên nông dân vi phạm pháp luật, nhờ đó việc triển khai thực hiện hoạt động công tác Hội và các phong trào nông dân đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội tại địa phương.