|
Các thành viên trong Câu lạc bộ tích cực tham mưu thực hiện công tác tuyên truyền, tư vấn giúp hòa giải những mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nông dân ở các địa bàn dân cư (Ảnh minh họa) |
Mô hình này hoạt động hiệu quả góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho bà con nông dân tỉnh Cà Mau. Năm 2021, Hội đã thành lập mới Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” tại xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời (lũy kế được 22 Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật) gồm Câu lạc bộ tại xã Hiệp Tùng, Lâm Hải, Hàm Rồng (huyện Năm Căn); xã Tân Ân Tây, Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển); xã Nguyễn Huân, Tân Thuận (huyện Đầm Dơi); xã Khánh Hội, Khánh Tiến (huyện U Minh); thị trấn Cái Đôi Vàm, xã Tân Hải, Nguyễn Việt Khái (huyện Phú Tân); xã Phong Lạc, xã Khánh Bình Tây, thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời): xã Tân Lộc; Tân Bằng (huyện Thới Bình); xã Định Bình, Tân Thành, Lý Văn Lâm (Tp. Cà Mau); thị trấn Cái Nước; Hưng Mỹ (huyện Cái Nước).
Thực tế, nhiều hội viên, nông dân do không am hiểu pháp luật nên khi vướng những vấn đề liên quan đến pháp luật thì họ rất bị động. Khi bị xâm phạm đến lợi ích chính đáng, nhiều nông dân đã khiếu kiện không đúng nơi, vượt cấp, kết quả mang lại không cao.
Câu lạc bộ giúp cho hội nông dân cơ sở thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và vận động hội viên, nông dân chấp hành pháp luật, tham gia giải quyết mâu thuẫn, vướng mắc trong nội bộ nông dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.
Đồng thời, còn tạo điều kiện học hỏi, trao đổi kiến thức pháp luật cần thiết cho thành viên câu lạc bộ và hội viên nông dân. Các thành viên Câu lạc bộ "Nông dân với pháp luật" nắm vững pháp luật, có điều kiện học tập, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền những quyền lợi, nghĩa vụ.
Thông qua sinh hoạt hàng tháng của Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” đã giúp các thành viên trao đổi kinh nghiệm, nắm bắt kịp thời những vướng mắc của hội viên, nông dân để phản ánh với cấp trên; các vụ khiếu kiện nhỏ lẻ được hòa giải ngay tại cơ sở.
Nhờ vậy, đơn thư khiếu nại tố cáo của nông dân giảm rõ rệt, không có đơn thư khiếu nại kéo dài vượt cấp, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương được giữ vững, tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động, tham gia làm tốt vai trò giám sát phản biện xã hội; đặc biệt thực hiện làm thẻ thành viên Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”, xây dựng nguồn quỹ để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Ngoài việc tổ chức sinh hoạt định kỳ, các Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” còn tổ chức hoạt động thông qua việc lồng ghép vào các hội nghị, tổ chức các hội thi bằng hình thức sân khấu hóa, các buổi tọa đàm, trao đổi, giải đáp pháp luật.
Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” ở các địa phương đã tạo ra phong trào đọc và tìm hiểu pháp luật trong đông đảo quần chúng nhân dân, nhất là nông dân. Nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật cho hội viên, góp phần giải quyết kịp thời mâu thuẫn từ cơ sở, hạn chế khiếu kiện vượt cấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên nông dân.
Các Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” trên địa bàn tỉnh đã tích cực phối hợp các cấp, các ngành tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức khác nhau. Qua đó, trình độ nhận thức pháp luật của hội viên, nông dân các địa phương có nhiều chuyển biến, hạn chế được tình trạng khiếu kiện sai.
Tới đây, các cấp Hội tiếp tục duy trì, củng cố hoạt động các Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”; phối hợp, tham gia giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của nông dân (theo Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức phong phú để nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho hội viên nông dân, góp phần giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương; tiếp tục phối hợp xây dựng mô hình tuyên truyền về an toàn giao thông...