|
Tuyên truyền, phổ biên các nội dung liên quan đến chính sách, pháp luật cho hội viên, nông dân |
Các cấp Hội Nông dân trong tỉnh cùng các ngành liên quan tập trung tuyên truyền Nghị quyết số 459 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 1
2/12/2017 về “tiếp tục nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh”; Nghị định
71/2015/NĐ-CP của Chính phủ về
"Quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển”; Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên và quần chúng nhân dân về Luật biển Việt Nam; Luật biên giới quốc gia; Dự án Luật Biên phòng Việt Nam; tình hình Biển Đông; tuyến biên giới biển tỉnh Nam Định…
Các cấp Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền tại các huyện, xã, thị trấn biên giới biển bằng nhiều hình thức như: tổ chức tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt của Chi, tổ Hội, qua hệ thống loa truyền thanh của xã, lồng ghép nội dung trong các buổi sơ, tổng kết của các cơ sở Hội... về chủ trương phát triển kinh tế biển của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 36-N
Q/TW; Chương trình hành động số 28-Ct
r/TU, ngày 05/12
/2018 của Tỉnh ủy Nam Định về Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ
/TW, ngày
22/1
0/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…
Để đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình vươn khơi bám biển, các cấp Hội Nông dân cùng Bộ đội Biên phòng tuyên truyền vận động hội viên, ngư dân lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá; không khai thác hải sản bất hợp pháp... Vận động ngư dân tổ chức các hoạt động khai thác thủy sản theo hướng giảm khai thác gần bờ, khuyến khích phát triển đội tàu có công suất lớn, khai thác tại các vùng biển xa bờ, vùng biển viễn dương trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và Quốc tế.
Bên cạnh đó, các cấp Hội Nông dân phối hợp Bộ đội Biên phòng duy trì, củng cố 31 tổ tàu thuyền khai thác hải sản trên biển với số lượng tàu thuyền 496 cùng 1.634 hội viên tham gia; duy trì 18 tổ bến bãi an toàn với 647 hội viên; phối hợp xây dựng mới và duy trì hoạt động của
07 mô hình “Nông dân tự quản về an ninh trật tự và tham gia giữ gìn bình yên tuyển biến”.
Điển hình làm tốt công tác này là các cấp Hội ND huyện Nghĩa Hưng. Để phong trào được triển khai sâu rộng, các cấp Hội Nông dân huyện Nghĩa Hưng đã chủ động phối hợp với lực lượng Quân đội, Công an, Bộ đội Biên phòng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, hội viên, nông dân về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; vấn đề chủ quyền biên giới, biển đảo của Tổ quốc; kiến thức về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, Luật Nghĩa vụ quân sự được 120 buổi cho 6.000 lượt hội viên nông dân.
Trong đó, các cấp Hội đã phối hợp Công an huyện tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật cho trên 2.000 hội viên nông dân. Hội đã phối hợp xây dựng 06 mô hình “Nông dân tự quản về an ninh trật tự” tại các xã Nghĩa Bình, Nghĩa Thái, Nghĩa Minh, Nghĩa Hồng và các thị trấn Liễu Đề, Rạng Đông.
Hàng năm, Hội Nông dân huyện tổ chức hội nghị tuyên truyền chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng cho 300 đại biểu là Chủ tịch, Phó Chủ tịch và cán bộ chi hội của 24 xã, thị trấn.
Hội Nông dân huyện đã thành lập và duy trì hoạt động được 04 câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” tại các xã Nghĩa Bình, Nghĩa Tân, Nghĩa Thái và Hoàng Nam với 200 thành viên tham gia. Thông qua hoạt động của các câu lạc bộ đã từng bước nâng cao nhận thức, hành vi ứng xử pháp luật của các thành viên. Hội viên nông dân tham gia CLB là những tuyên truyền viên nòng cốt trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tham gia trợ giúp pháp lý, hòa giải mâu thuẫn; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho hội viên nông dân trên địa bàn nông thôn.
Trong 2 năm qua, các cấp Hội Nông dân đã tư vấn, trợ giúp pháp lý được 64 buổi tới 2.411 lượt hội viên. Phối hợp giải quyết 90 đơn khiếu nại, tố cáo và trực tiếp hoà giải 05 đơn về tranh chấp đất đai. Qua đó, giảm thiểu tình trạng khiếu kiện vượt cấp, góp phần kéo giảm các loại tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Thời gian tới, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh Nam Định tiếp tục chỉ đạo việc duy trì, xây dựng và hoạt động có hiệu quả mô hình “Nông dân tự quản về an ninh trật tự và tham gia giữ gìn bình yên tuyến biển”. Tuyên truyền những nội dung cơ bản của Luật Biên phòng Việt Nam, Nghị quyết số 36-NQ
/TW ngà
y 22/10
/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Kết luận số 5
7 K
L/TW ngày 1
6/9/2014 của Bộ Chính trị (khóa XII) về kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng - an ninh, Nghị định số
71/2015/NĐ-CP của Chính phủ về “Quản lý hoạt động của người, phương tiện trên khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.