|
Hội viên, nông dân nghe tuyên truyền về việc thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp |
Các cấp Hội đã tập trung xây dựng mô hình Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm ở cơ sở với nhiều tên gọi khác nhau như: mô hình “Ánh sáng ngoài ngõ, tiếng mõ trong nhà”, “Phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Một không, ba giảm”, “Chi hội nông dân tự quản về an ninh trật tự”, “Cổng rào an ninh trật tự”, “Ánh sáng an ninh phòng, chống tội phạm” ...
Qua đó đã xây dựng được trên 1.000 Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” và trên 3.000 tổ liên gia tự quản. Hội đã phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; cụ thể hóa mô hình “Tự quản về an ninh trật tự” thành chỉ tiêu thi đua của Hội giao cho các cấp Hội thực hiện; Phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng về vận động nông dân các dân tộc vùng biên giới, ven biển, hải đảo đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phong trào bảo vệ đường biên, mốc giới; phong trào phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, vận động nông dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, vận động đồng bào dân tộc xóa bỏ trồng cây thuốc phiện thay thế cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hằng năm, các cấp Hội phối hợp với cơ quan Công an tổ chức ký cam kết gia đình hội viên, nông dân không có người vi phạm pháp luật, đồng thời cụ thể hóa nhiệm vụ công tác quốc phòng, an ninh thành 01 chỉ tiêu thi đua của Hội; phối hợp với các ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 81/2014QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của hội viên nông dân, nhằm giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp ngay tại cơ sở không để khiếu kiện vượt cấp, hạn chế phát sinh “điểm nóng”; tiếp nhận tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của hội viên, nông dân...
Những năm qua Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Ban Tôn giáo (Bộ Nội vụ), các địa phương mở 77.825 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tôn giáo cho 1.685.870 cán bộ Hội các cấp vùng tôn giáo. In và phát hành tới cơ sở Hội 20.000 cuốn sách Hỏi - Đáp về chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, 150.000 tập tài liệu phục vụ tập huấn, bồi dưỡng kiến thức tôn giáo; Phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức được hàng trăm lớp tập huấn về giảm nghèo, quản lý kinh tế, nghiệp vụ công tác Hội… cho cán bộ Hội.
Các cấp Hội cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhằm nâng cao ý thức tự giác của người tham gia gia thông, tập trung các nội dung sau: Quy tắc giao thông đường bộ; nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ với các thông điệp: “Tính mạng con người là trên hết”; “Đã uống rượu, bia thì không lái xe”; Tốc độ lưu thông của phương tiện cơ giới đường bộ; Đội mũ bảo hiểm cho trẻ em; An toàn giao thông tại các điểm giao cắt đường bộ và đường sắt và tại các đường ngang dân sinh; An toàn giao thông đò ngang và quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa; đảm bảo hành lang an toàn giao thông gắn với xây dựng nông thôn mới; Tuyên truyền thực hiện “Văn hoá giao thông” trong nông dân.
Vận động hội viên nông dân ký cam kết chấp hành và vận động người thân trong gia đình cùng chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Các hộ nông dân có nhà trên trục lộ giao thông đăng ký cam kết nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về hành lang giao thông như: không lấn chiếm vỉa hè lòng đường, không phơi rơm rạ, hoa màu, chăn thả gia súc trên đường giao thông, không vi phạm an toàn giao thông… Nhiều chi, tổ Hội đã vận động từ 80 - 90% hộ đăng ký cam kết.
Các tỉnh, thành Hội chỉ đạo các cấp Hội vận động nông dân góp công, góp của duy tu, bảo dưỡng làm mới đường giao thông nông thôn nhằm góp phần cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Tham gia khắc phục kịp thời các yếu tố hạ tầng có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông tại các đường cong hoặc trên đèo dốc; phối hợp với cơ quan chức năng đặt biển báo hiệu trong nông thôn. Ngày càng có nhiều người dân hiến đất, ngày công, tiền của để xây dựng cơ sở hạ tầng, làm đường giao thông nông thôn.
Tham gia thực hiện giải tỏa hành lang an toàn giao thông, ngăn chặn việc tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt; ngăn chặn việc mở thêm các đường ngang trái phép; thực hiện các biện pháp cảnh báo tại các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt. tổ chức hoặc tham gia các tổ tự quản phối hợp với cơ quan chức năng vận động các hộ nông dân sử dụng mặt đường buôn bán kinh doanh tự nguyện dỡ bỏ lều quán, mái che, mái vẩy đảm bảo hành lang an toàn giao thông.
Từ những việc làm thiết thực, cụ thể các cấp Hội đã từng bước khẳng định vai trò của tổ chức Hội Nông dân trong tập hợp đoàn kết tổ chức Hội, hội viên nông dân làm tốt vai trò tham mưu cho Đảng, phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các ngành chức năng xây dựng hệ thống chính trị, tích cực tham gia phát triển kinh tế, văn hóa , xã hội và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tại địa phương ….